Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết
Ngày đăng: 01/11/2015

Tuy nhiên, khi lấy mẫu trong bao thức ăn để phân tích thì không phát hiện chất cấm, nhưng khi lấy mẫu ngay tại máng ăn thì lại phát hiện chất cấm.

Ông Nguyễn Phước Trung cho rằng, hiện nay chất cấm được sử dụng chủ yếu bằng hình thức cho trực tiếp vào máng ăn, nhằm tránh sự truy xét của các cơ quan chức năng.

Vừa qua, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã tiến hành lấy 159 mẫu thịt để kiểm tra tồn dư chất cấm.

Kết quả ban đầu cho thấy có 3/159 mẫu dương tính với chất cấm.

Sau khi kiểm tra bằng phương pháp LC/MS, kết quả có 2/159 mẫu thịt dương tính salbutamol với hàm lượng cao.

Người tiêu dùng đang hoang mang về thịt bán tại chợ chưa được kiểm soát chất lượng.

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay nguồn gia súc có nguy cơ tồn dư chất cấm cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh chủ yếu đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...

Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, sau các đợt kiểm tra phát hiện có tồn dư chất cấm, cơ quan này phối hợp với các địa phương - nơi xuất xứ nguồn gia súc đó - để yêu cầu trang trại chăn nuôi, chủ cơ sở giết mổ lưu giữ các lô gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm ngay tại chuồng trại, cơ sở giết mổ dưới sự giám sát của trạm thú y quận, huyện.

Sau đó, tiếp tục lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm chừng nào có kết quả âm tính với chất cấm mới được phép giết mổ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với cách làm này, sẽ không đủ sức răn đe cũng như không thể loại bỏ được nguy cơ chất cấm trong chăn nuôi, bởi người nuôi, cơ sở giết mổ sẽ tìm mọi cách để qua mặt các cơ quan chức năng.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay tình trạng người chăn nuôi cho chất cấm vào thức ăn gia súc có sự biến tướng so với trước đây.

Theo ông Thảo, những đợt kiểm tra gần đây cho thấy chất cấm bị phát hiện chủ yếu là salbutamol thay vì trước đây chủ yếu là clenbuterol, lý do là người nuôi lách luật.

"Trong Thông tư 24/2013/TT-BYT của Bộ Y tế không quy định salbutamol là chất cấm độc dược không được phép sử dụng trong chăn nuôi", ông Phan Xuân Thảo lý giải và cho hay, nhiều trường hợp người nuôi lợi dụng kẽ hở của pháp luật, viện dẫn những điều khoản của quốc tế nên gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

Còn tại các lò mổ, khi phát hiện nguồn gia súc bị tồn dư chất cấm khi chưa kịp giết thịt, nhiều trường hợp cũng chưa kiên quyết để tiêu hủy, mà giữ lại một thời gian nhất định để loại thải, sau đó xét nghiệm trở lại rất tốn kém so với việc tiêu hủy ngay tại chỗ.

Điều này cho thấy những quy định hiện nay chưa chặt chẽ, các biện pháp thực thi cũng chưa đồng bộ.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho rằng, để loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi, doanh nghiệp khi tổ chức thu mua nguồn gia súc nguyên liệu phải kiên quyết nói không với chất cấm.

Nếu phát hiện cơ sở chăn nuôi nào cho chất cấm vào gia súc có thể chấm dứt hợp đồng thu mua.

Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước, biện pháp kiểm tra, kiểm soát lâu nay được tiến hành thường xuyên, với tần suất ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn không thể ngăn chặn triệt để tình trạng cho chất cấm vào gia súc.

Do đó, ông Trung đề nghị cần phải có biện pháp đủ mạnh, mà một trong những biện pháp mang tính răn đe là tiêu hủy, đóng cửa chuồng trại chăn nuôi, công bố công khai tên các đơn vị vi phạm.

Đứng về phía các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc ngăn chặn chất cấm trong ngành chăn nuôi hiện nay là yêu cầu bức thiết.

Theo ông Lịch, nếu tiếp tục sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi thì nghề chăn nuôi và ngành sản xuất thực phẩm của chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà khi thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Một trong những giải pháp căn cơ hiện nay là "nhanh chóng đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi của Chính phủ (đã có 20 năm nay - 1996) thành pháp lệnh hoặc luật để quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi mới đủ sức ngăn chặn thực trạng này", ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không dại sử dụng chất cấm

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ cho rằng, dù không bao giờ sử dụng chất cấm trong kinh doanh thực phẩm từ gia súc nhưng công ty đã nhiều lần bị "họa lây" bởi sự đánh đồng của người tiêu dùng.

"Chúng tôi ủng hộ việc công bố tên cơ sở, trang trại vi phạm trong việc sử dụng chất cấm để doanh nghiệp biết mà không hợp tác với họ.

Doanh nghiệp thì không dại gì làm điều này".

Còn ông Kiều Minh Lực (Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam) cho biết, quy trình sản xuất đầu vào, đầu ra của công ty được kiểm soát rất chặt chẽ và công khai cho người dân tham quan mô hình sản xuất.

"Chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng thu mua ngay đối với những đơn vị chăn nuôi có sử dụng chất cấm", ông Kiều Minh Lực khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014
Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Những Kết Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

04/12/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

14/07/2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

14/07/2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

04/12/2014