Ngăn Chặn Nhân Nuôi Ốc Bươu Vàng

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng.
Công văn nêu rõ: Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa cùng một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, ốc bươu vàng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, các hành vi gây nguy cơ phát tán sinh vật gây hại này phải bị nghiêm cấm.
Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng buôn bán nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Cục Bảo vệ Thực vật đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Bảo vệ thực vật các địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm, song tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Để kịp thời ngăn chặn các vi phạm nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương và quyết liệt để thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng theo quy định của Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (nếu vi phạm trước ngày 20/11/2013) và Nghị định 114/NĐ-CP ngày 4/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (nếu vi phạm từ ngày 20/11/2013).
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu hủy theo quy định.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương và chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của ốc bươu vàng và các hành vi làm tăng nguy cơ phát tán, thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật có liên quan; khuyến khích người dân phát hiện vi phạm để báo cho chính quyền địa phương và tham gia giám sát việc xử lý vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế từ trồng cây chùm ngây trên đồng đất Thái Nguyên, cuối năm 2014, Kỹ sư (KS) Vũ Trung Thành, thuộc Trung tâm thực hành Thực nghiệm (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) đã lập Dự án và được Hội đồng Khoa học của tỉnh phê duyệt đưa vào trồng thử nghiệm hơn 2ha cây chùm ngây tại địa bàn T.X Sông Công và huyện Đồng Hỷ bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Viện Y học Biển Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố trao tặng ngư dân thuộc 2 quận Đồ Sơn, Dương Kinh và huyện Kiến Thụy 93 tủ thuốc.

Trong tháng 5-2015, ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.