Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm Dịp Tết

Cúm gia cầm có thể xuất hiện rải rác các ổ dịch tại một số địa bàn có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, vì vậy các địa phương không chủ quan trong công tác phòng chống dịch.
Đó là cảnh báo của ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm.
Tại cuộc họp, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm nhưng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới.
Cục Y tế dự phòng cho biết, virus cúm H7N9 tại Trung Quốc đã được phát hiện tại những khu vực nằm ở gần biên giới với nước ta.
Còn theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, trong năm 2014 Trung Quốc đã có 130 ca tử vong do virus H7N9. Những tháng cuối năm 2014, dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh trở lại tại Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Đông cho biết: “Ngành thú y sẽ tập trung chỉ đạo hệ thống làm từ cấp cơ sở lên từ đó để phát hiện những tồn tại, bất cập để kịp thời khắc phục. Bởi thực tế kiểm tra thời gian qua cho thấy, khi các hộ chăn nuôi, cán bộ thú y tuyến xã, huyện mà làm tốt thì công tác phòng chống dịch ở địa phương và Trung ương rất hiệu quả”.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng cảnh báo dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc đã lây lan tới gần biên giới Việt Nam, đồng thời các loại dịch cúm gia cầm khác cũng vẫn xuất hiện cục bộ, lẻ tẻ tại nhiều địa phương.
Để phòng ngừa dịch hiệu quả và an toàn hơn, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, bên cạnh hoạt động tiêm vaccince phòng ngừa thì cần tiếp tục tăng cường lấy mẫu gia cầm để chủ động phát hiện dịch. Bằng việc lấy mẫu, chúng ta sẽ phát hiện và chỉ đạo tiêm vaccine đúng chủng loại virus hơn, tránh tình trạng như ở Hà Tĩnh xuất hiện virus type A nhưng lại tiêm vaccine type O.
Đặc biệt là phải tăng cường kiểm soát gia cầm nhập lậu. Trong năm 2014, lượng gia cầm lậu vào nội địa đã giảm rõ rệt nhờ kiểm soát chặt, vì vậy mà tình hình dịch bệnh trên gia cầm đến thời điểm này vẫn cơ bản được kiểm soát, bà con nông dân chăn nuôi được mùa và người tiêu dùng cũng yên tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.

Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.

Ngày (10/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá giống nước ngọt ở một số cửa sông nội đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015.