Ngắm gà rừng tai đỏ, tai trắng trong trang trại 5.000 con

Cận cảnh đàn gà rừng thương phẩm thuần chủng tai đỏ, tai trắng tại Trang trại gà rừng NTC.
Ông Hoàng Thắng – Chủ Trang trại gà rừng NTC ở xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình cho biết: Từ tháng 9.2009 trang trại đầu tư mua 500 con gà rừng giống (chủ yếu thu gom từ các hộ dân, bà con dân tộc miền núi tại các tỉnh phía Bắc) về thuần hóa.
Tuy nhiên do không hiểu rõ về đặc tính sinh sống của gà rừng nên trang trại đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thuần hóa và nuôi dưỡng dẫn tới gà rừng hay bị mắc phải các dịch bệnh.
“Sau những khó khăn ban đầu, trang trại đã quyết định tập trung nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi gà rừng và nhờ các chuyên gia, các nhà khoa học tư vấn.
Sau 1 thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, trang trại đã xây dựng được quy trình thuần hóa, nuôi dưỡng gà rừng hiệu quả và đem vào áp dụng thành công” – ông Thắng chia sẻ.
Gà rừng được chăn thả tự nhiên trong môi trường đồi núi thoáng mát ở Hòa Bình.
Toàn cảnh trang trại quy mô 30ha, nuôi 5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng của Trang trại gà rừng NTC.
Hiện, trang trại đã mở rộng quy mô lên tới 5.000 con gà rừng thuần chủng chủ yếu là dòng gà rừng tai trắng và tai đỏ.
Hằng năm cung cấp ra thị trường hàng triệu con gà rừng giống và thương phẩm.
Từ số vốn đầu tư lên tới 5 tỷ đồng (trong đó 4 tỷ đồng đầu tư mua, thuê đất và xây dựng hệ thống chuồng trại; 1 tỷ đồng còn lại mua gà rừng giống, thức ăn…), trang trại hiện có doanh thu từ 15 – 20 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, Trang trại gà rừng NTC còn tạo được công ăn việc làm cho trên 35 công nhân với mức lương trên dưới 4 triệu đồng/người/tháng.
Gà nuôi theo quy trình sạch bằng các các loại thức ăn gồm các phụ phẩm nông nghiệp như ngô, rau xanh, giun quế…
Đến thời điểm này, trang trại đã triển khai phối hợp với 195 hộ dân trên toàn quốc, đem lại lợi nhuận cao cho các hộ chăn nuôi.
Đáng mừng hơn, rất nhiều hộ dân sau khi tham gia dự án đạt hiệu quả kinh tế cao đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn, nhiều hộ thu nhập đạt hàng trăm triệu mỗi năm.
Ngoài việc đầu tư nuôi gà rừng, hiện nay trang trại gà rừng NTC còn có 2 mô hình trang trại nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng trên tổng diện tích 120ha với số đàn lợn trên 12.000 con và trên 5ha trồng cây rau rừng.
Các hộ dân có thể tham khảo về dự án nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng của trang trại NTC tại: http://trangtraigarung.com.
Cận cảnh gà mái và đàn gà rừng giống mới nở.
Hiện nay, Trang trại gà rừng NTC đang triển khai mô hình phối hợp với các hộ dân tham gia nuôi gà rừng với rất nhiều chính sách hỗ trợ như:
- Cung cấp giống gà rừng thuần chủng cho bà con nông dân.
- Hỗ trợ một phần tiền mua con giống gà rừng.
- Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi gà rừng cho hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi gà rừng.
- Hỗ trợ về giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật nuôi giun làm thức ăn cho gà rừng.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
- Hỗ trợ chi phí đi tham quan mô hình của trang trại nuôi gà rừng NTC.
- Ký hợp đồng cam kết thu mua lại gà rừng cho bà con với mức giá cao và luôn ổn định.
Giun quế được nuôi từ phân lợn dùng làm thức ăn cho gà, lợn, đảm bảo thịt thơm ngon, có chất lượng tốt nhất.
Công nhân đang kiểm tra gà rừng thương phẩm tai trắng trước khi xuất bán.
Các hộ dân có nhu cầu mua gà giống, thương phẩm, hoặc tham gia dự án nuôi gà rừng, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi vui lòng liên hệ tới trang trại theo số Hotline: 098.888.0128 (anh Hoàng Thắng – Chủ trang trại gà rừng NTC) hoặc số điện thoại: 0968680128 để được tư vấn miễn phí.
Hoặc có thể đến địa chỉ văn phòng giao dịch của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam ở Tầng 2, nhà NTC, số 5 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trang trại số 1: xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Trang trại số 2: xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hoặc gửi yêu cầu qua Email: trangtraigarungntc@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn và mua lợn, gà giống và thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...

Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.