Ngâm chuối bằng thuốc diệt cỏ

Cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương ngày 29/10 cho biết, đã tiến hành lập biên bản, ra quyết định tiêu hủy 200 kg chuối.
Số chuối này của một vựa tại phường Thuận Giao, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương, do ông Vũ Xuân Tiến làm chủ, do sử dụng khí đá và thuốc trừ cỏ CO 2,4D để làm chín đồng thời giúp cứng trái.
Trước đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đã thành lập đoàn kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh, phát hiện cơ sở của ông Tiến vi phạm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, xử phạt ông Tiến số tiền 6,4 triệu đồng, buộc tiêu hủy số chuối đã sử dụng hóa chất, yêu cầu không được sử dụng các loại hóa chất trên.
Theo một cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương, dung dịch CO 2,4D giúp tiêu diệt các vi sinh vật bám vào trái cây, do đó nhúng vào dung dịch này không chỉ giúp trái cây nhìn tươi ngon hơn, cứng hơn, mà còn có thể bảo quản được rất lâu.
Nhưng, đây là loại hóa chất độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta.

Tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học nhưng anh Trần Minh Thiệp ở thôn Cẩm Lãnh (Tiên Cẩm - Tiên Phước - Quảng Nam) lại đam mê nuôi chim trĩ. Đây là trại nuôi chim trĩ đầu tiên ở Quảng Nam và đang gặt hái được nhiều thành công.

Đã bước sang tháng 5, nhưng ở Ninh Thuận vùng nuôi tôm dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam) vẫn còn không khí trầm lắng, khá nhiều ao đìa còn bỏ không. Theo Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận, trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh làm tôm nuôi chết rải rác đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ.

Nghề trồng nấm rơm đang phát triển mạnh ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), tập trung ở các xã: Mỹ Long, Tân Hội, Tân Phú, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Hạnh Đông… Mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nấm phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.