Ngâm chuối bằng thuốc diệt cỏ

Cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương ngày 29/10 cho biết, đã tiến hành lập biên bản, ra quyết định tiêu hủy 200 kg chuối.
Số chuối này của một vựa tại phường Thuận Giao, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương, do ông Vũ Xuân Tiến làm chủ, do sử dụng khí đá và thuốc trừ cỏ CO 2,4D để làm chín đồng thời giúp cứng trái.
Trước đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đã thành lập đoàn kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh, phát hiện cơ sở của ông Tiến vi phạm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, xử phạt ông Tiến số tiền 6,4 triệu đồng, buộc tiêu hủy số chuối đã sử dụng hóa chất, yêu cầu không được sử dụng các loại hóa chất trên.
Theo một cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương, dung dịch CO 2,4D giúp tiêu diệt các vi sinh vật bám vào trái cây, do đó nhúng vào dung dịch này không chỉ giúp trái cây nhìn tươi ngon hơn, cứng hơn, mà còn có thể bảo quản được rất lâu.
Nhưng, đây là loại hóa chất độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn chục năm nay, cuôc chiến giữa những người khai thác tự nhiên và các hộ nuôi trồng thủy sản vùng triều khu vực bãi Đai, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chưa bao giờ dứt.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Phú Ninh có sự phát triển mang tính đột phá với việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều diện tích ruộng bên cạnh lòng hồ thủy lợi, thủy điện nhưng phải bỏ hoang, cây chết héo vì nắng hạn. Nỗ lực canh tác vụ hè thu của bà con nông dân gần như bất thành tại một số nơi.