Ngại… Cung Đường Xa

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.
Theo thông tin của các báo, một chương trình đảm bảo chính thức với những quy định về các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe để trái thanh long Việt Nam có thể xuất sang New Zealand đã được ký kết.
Thỏa thuận này đã được ký bởi ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, và ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để có thể vào được New Zealand, thanh long phải được xử lý hơi nước nóng 46,5 độ C để diệt ruồi đục quả, và phải đáp ứng các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn sinh học, thực phẩm của New Zealand.
Hiện nay New Zealand đang tài trợ cho dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao tại Việt Nam, trong đó có cây thanh long. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long. Phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên thanh long này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam.
Một thị trường nữa cho trái thanh long đã chính thức mở ra, đáp ứng mục tiêu “chia trứng nhiều giỏ”, nhằm tránh rủi ro khi tập trung vào một thị trường. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, điều lo nhất là cung đường đi rất xa, nếu vận chuyển theo đường biển có thể sẽ gặp trở ngại như vào thị trường Mỹ.
Nếu vận chuyển bằng máy bay thì số lượng không nhiều, chi phí lại gấp 3 nên chuyện mở rộng thị trường này cho thanh long cũng khó đạt yêu cầu như ước muốn.
Dù vậy, các doanh nghiệp cũng hy vọng sẽ bán thanh long cho các công ty, doanh nghiệp ở TP. HCM có điều kiện hơn mua để xử lý, xuất vào New Zealand.
Chợt nhớ, trái kiwi của New Zealand đã bán ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngay tại các siêu thị ở TP. Phan Thiết cũng có. Đây cũng là trái cây tươi, có những đặc tính gần như tương đồng thanh long, chỉ khác trái nhỏ hơn và ít nước hơn thanh long.
Cũng cung đường ấy, sao kiwi vẫn tươi khi vào bày bán tại các siêu thị? Vì thế, phía sau thông tin trên, các doanh nghiệp quan tâm đến bí quyết giải bài toán cung đường vận chuyển xa, một bài toán đã đặt ra từ lúc thanh long đi vào thị trường Mỹ...
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…