Ngại… Cung Đường Xa

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.
Theo thông tin của các báo, một chương trình đảm bảo chính thức với những quy định về các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe để trái thanh long Việt Nam có thể xuất sang New Zealand đã được ký kết.
Thỏa thuận này đã được ký bởi ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, và ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để có thể vào được New Zealand, thanh long phải được xử lý hơi nước nóng 46,5 độ C để diệt ruồi đục quả, và phải đáp ứng các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn sinh học, thực phẩm của New Zealand.
Hiện nay New Zealand đang tài trợ cho dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao tại Việt Nam, trong đó có cây thanh long. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long. Phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên thanh long này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam.
Một thị trường nữa cho trái thanh long đã chính thức mở ra, đáp ứng mục tiêu “chia trứng nhiều giỏ”, nhằm tránh rủi ro khi tập trung vào một thị trường. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, điều lo nhất là cung đường đi rất xa, nếu vận chuyển theo đường biển có thể sẽ gặp trở ngại như vào thị trường Mỹ.
Nếu vận chuyển bằng máy bay thì số lượng không nhiều, chi phí lại gấp 3 nên chuyện mở rộng thị trường này cho thanh long cũng khó đạt yêu cầu như ước muốn.
Dù vậy, các doanh nghiệp cũng hy vọng sẽ bán thanh long cho các công ty, doanh nghiệp ở TP. HCM có điều kiện hơn mua để xử lý, xuất vào New Zealand.
Chợt nhớ, trái kiwi của New Zealand đã bán ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ngay tại các siêu thị ở TP. Phan Thiết cũng có. Đây cũng là trái cây tươi, có những đặc tính gần như tương đồng thanh long, chỉ khác trái nhỏ hơn và ít nước hơn thanh long.
Cũng cung đường ấy, sao kiwi vẫn tươi khi vào bày bán tại các siêu thị? Vì thế, phía sau thông tin trên, các doanh nghiệp quan tâm đến bí quyết giải bài toán cung đường vận chuyển xa, một bài toán đã đặt ra từ lúc thanh long đi vào thị trường Mỹ...
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.

Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.

Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.