Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngắc ngoải vì gà Mỹ

Ngắc ngoải vì gà Mỹ
Ngày đăng: 26/08/2015

Thua lỗ cả năm

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ: Năm 2013, thịt gà Mỹ NK về tới Việt Nam có giá bán khoảng 27.000 - 28.000 đồng/kg, nhưng nửa đầu năm nay, giá gà Mỹ NK về tới Việt Nam đột nhiên chỉ còn 17.000 - 20.000 đồng/kg.

Ông Lê Thanh Phương, phụ trách chăn nuôi gia cầm của Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cho biết: DN có kỹ thuật chăn nuôi gà trắng không hề thua kém các DN tiên tiến trên thế giới. Hiện nay Thái Lan mất 1,2 USD để sản xuất ra 1kg gà, tương đương khoảng 26.400 đồng thì Emivest cũng hoàn toàn làm được. Tuy nhiên, đùi gà NK từ Mỹ về cộng đủ loại chi phí đi kèm mà giá bán tại thị trường trong nước vẫn dưới 20.000 đồng/kg thì DN hoàn toàn không lý giải và cũng không cạnh tranh nổi.

“Hơn 11 tháng qua, không tháng nào là Emivest không thua lỗ. Tuy nhiên, Công ty vẫn cố gắng cầm cự vì đã đầu tư quá lớn vào chuỗi sản xuất gà rồi. Chúng tôi đang mong sự vào cuộc của cơ quan Nhà nước để xem thực chất vấn đề là như thế nào. Nếu tình trạng này không được cải thiện chắc DN cũng phải đóng cửa”, ông Phương nói.

Xung quanh vấn đề này, phát biểu tại Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gà bền vững giai đoạn 2015-2018” diễn ra mới đây, ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai cho hay, gà Mỹ giá rẻ đang được chất đầy tại các kho lạnh và được bán nhan nhản như rau trên thị trường tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là gần các khu công nghiệp. Điều này khiến các DN chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không thể cạnh tranh nổi.

Nhiều năm qua, gà lông trắng là một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai với 170 trang trại đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, gần một năm nay, đa phần DN chăn nuôi gà, thậm chí cả những “đại gia” đều làm ăn thua lỗ vì giá gà giảm mạnh, hàng tồn đọng nhiều.

“Với quy trình sản xuất hiện đại không hề thua kém các nước tiên tiến, các DN FDI chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh cũng đang phải chịu lỗ từ 5.000-6.000/kg gà. Điều đáng nói là, kể cả khi DN chấp nhận bán lỗ cũng không có khách mua. Nếu tình hình này kéo dài chắc các DN không thể sống nổi”, ông Báu nhấn mạnh.

Phát triển từ “nóng” sang bền vững

Theo nhiều chuyên gia, ngành chăn nuôi gà bị cạnh tranh bởi gà Mỹ giá rẻ chỉ là khó khăn nhất thời, tình thế. Muốn gỡ khó, trong ngắn hạn, cơ quan chức năng cần lập ra hàng rào kỹ thuật để hạn chế bớt gà NK như yêu cầu khắt khe hơn về công nghệ bảo quản lạnh như thế nào; thời gian bảo quản và hạn sử dụng ra sao… Việc áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với các nước tiên tiến cũng không hề dễ dàng nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Xung quanh vấn đề này, ông Phương cho rằng, ngoài giải pháp gỡ khó tại thị trường trong nước, DN rất mong cơ quan quản lý Nhà nước tìm hướng thúc đẩy, hỗ trợ XK gà, nhất là bộ phận ức gà. Bởi, đây là bộ phận mà thị trường trong nước không ưa chuộng. Nếu có thể XK được, không chỉ khó khăn trong ngành chăn nuôi gà được giải quyết đáng kể mà thậm chí có thể đưa ngành chăn nuôi gà tiến lên một bước mới.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho hay, ngành chăn nuôi gà Việt Nam gần như rơi vào khủng hoảng thực chất là bởi sự yếu kém toàn diện của ngành suốt nhiều năm. Đó là ngành phát triển khá “nóng”, tập trung tăng số lượng mà chưa chú trọng tới tăng chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm. Do đó, để gỡ khó trong dài hạn, cần chuyển từ tăng trưởng quá “nóng” như hiện nay sang tăng trưởng bền vững.

Đặc biệt đối với gà trắng không phát triển ồ ạt, chỉ duy trì như hiện nay thậm chí giảm xuống. Ngoài ra, cần tập trung các giải pháp về giống, quản lý chặt con giống, tránh chuyện bán giống trôi nổi như hiện nay; phát triển hơn nữa các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm hướng đến XK…

“Việt Nam nên định hướng lại phân khúc thị trường, nên chọn phát triển mạnh gà thả vườn và trứng chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh. Ví dụ như Mexico là láng giềng của Mỹ nhưng Mexico còn XK ngược lại sản phẩm chăn nuôi sang Mỹ vì họ có sản phẩm trứng chất lượng cao và khác biệt so với các nước”, ông Sơn nói.

Liên quan tới phát triển ngành chăn nuôi gà, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Đã đến lúc phải hành động quyết liệt chứ không thể chỉ nói suông mãi. Bởi nếu không nhanh chóng đổi thay cách làm, khi kinh tế đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, rất có thể ngành chăn nuôi gà sẽ thua trên chính “sân nhà”.

Bộ NN&PTNT định hướng tập trung phát triển mạnh quy mô lớn như chăn nuôi trang trại nhưng cũng không thể bỏ rơi nông hộ chăn nuôi nhỏ. Tinh thần là Bộ sẽ hỗ trợ để các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ dần chuyển sang mô hình chăn nuôi trang trại nhằm tăng sức cạnh tranh. Bộ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi nhanh chóng xây dựng, tham mưu để Bộ sớm trình Chính phủ ban hành Chính sách chăn nuôi trang trại.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

14/09/2013
Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

16/09/2013
Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

16/09/2013
Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

16/09/2013
Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

17/09/2013