Nga Tăng Sử Dụng Thủy Sản Nội Địa

Nga hướng đến mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng tiêu thụ thủy sản NK từ mức 47% hiện nay xuống 20%.
Tại thời điểm này, trong danh sách các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, Nga đứng thứ 8 với mức tiêu thụ 2,10 triệu tấn thủy sản.
Do lệnh cấm NK từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Na Uy và Úc, cá tuyết và cá tuyết chấm đen Nga đang tiêu thụ ở thị trường trong nước có giá cao.
Thị trường Nga hiện tiêu thụ 120.000 tấn cá tuyết và cá tuyết chấm đen bỏ đầu và ruột (H&G), 300.000 tấn cá minh thái H & G, 330.000 tấn cá nổi và 200.000 tấn cá hồi vùng Viễn Đông.
Thị trường Nga cũng tiêu thụ 8.000 tấn philê cá tuyết và cá tuyết chấm đen, tăng nhiều trong vài năm trở lại đây. Lượng tiêu thụ này vẫn còn nhỏ, chỉ bằng 12% so với Anh.
Mặc dù tăng thủy sản khai thác ở thị trường nội địa, Nga đồng thời hướng đến thúc đẩy nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của chính phủ Nga là tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng lên mức 410.000 tấn vào năm 2020, từ mức 120.000 tấn hiện nay. Chính phủ Nga đã tuyên bố sẽ trợ cấp cho các DN muốn mở rộng sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.