Ngã Năm (Sóc Trăng) Kiểm Soát Tốt Đàn Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn
Đàn vịt trên 1.000 con của anh Huỳnh Văn Bình ở ấp Vĩnh Sử, xã Vĩnh Biên, vừa từ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu về đồng nhà hơn 10 ngày qua. Anh cho biết, nuôi vịt chạy đồng là phương pháp hiệu quả vì tận dụng được lúa rơi rụng trên đồng sau thu hoạch; theo đó, việc tiêm phòng phải đúng quy định, cũng như xuất đồng và nhập đồng đều phải trình báo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương. “Nuôi hồi nhỏ đúng tuổi là tiêm; sắp tiêm nữa rồi, chăn nuôi thì phải tiêm phòng để đảm bảo an toàn”, anh Bình cho biết.
Tháng 2 vừa qua, trên địa bàn huyện Ngã Năm đã xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 ở xã Tân Long, nhưng đến nay được kiểm soát tốt không phát sinh ổ dịch mới. Theo đó, ngay từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Ngã Năm đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ tình hình đàn gia cầm trên địa bàn.
Đồng thời, nghiêm cấm không cho đàn vịt từ địa phương khác nhập đồng, mà chỉ có vịt của địa phương chạy đồng nơi khác mới đựợc phép về đồng nhà, nhưng cũng được kiểm tra chặt chẽ.
Ông Lê Thanh Tiến, Trưởng Ban nhân dân ấp Vĩnh Sử cho biết: “Sau khi có sự chỉ đạo Huyện ủy, ở địa phương cho rà soát từng hộ nuôi nhỏ lẻ để nắm hết đàn gia cầm; sau khi nắm đàn chặt chẽ phối hợp thú y tiêm phòng và địa phương cũng kiên quyết không cho đàn nơi khác nhập lại ở địa phương này”.
Tính đến nay, diện tích lúa đông xuân của huyện đã thu hoạch gần 70%. Theo thống kê của Trạm Thú y Ngã Năm, hiện tổng đàn vịt địa phương quay về nhập đồng lên tới 45.250 con, nâng tổng số đàn vịt trong huyện lên 302.558 con, tăng so với cùng kỳ tháng trước gần 50.000 con.
Trong đó xã có số vịt về nhiều nhất là Vĩnh Biên, Long Tân và Vĩnh Quới. Hiện công tác kiểm soát vịt nhập đồng luôn được ngành thú y quan tâm thực hiện, vì đây là lúc dễ xảy ra dịch bệnh nhất.
Ông Trần Phùng Minh Nhựt, Trưởng Trạm Thú y huyện Ngã Năm cho biết: “Đối với đàn vịt của địa phương về đồng nhà thì được vệ sinh tiêu độc trên chuồng rồi mới thả ra ăn ngoài đồng; đồng thời, chúng tôi cũng tổ chức thành nhiều đội đi kiểm tra trên địa bàn huyện. Những đàn vịt của địa phương khác thì tuyệt đối không cho nhập đồng”.
Theo ngành nông nghiệp huyện, đầu tháng 4 này Ngã Năm sẽ thu hoạch dứt điểm vụ lúa đông xuân và đến cuối tháng 4 thì bắt đầu xuống giống vụ hè thu; do thời gian đồng trống còn kéo dài nên đàn vịt của bà con ở địa phương về có thể tăng cao. Do đó, công tác kiểm soát được ngành chức năng và chính quyền địa phương duy trì thường xuyên.
Hơn ai hết, ý thức của người chăn nuôi trong việc khai báo tổng đàn, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng là yếu tố quan trọng trong phòng chống dịch cúm gia cầm trong mùa vịt chạy đồng hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

“Điểm yếu lớn nhất của lúa gạo Việt Nam là mạnh ai nấy sản xuất, thương lái sau đó thu gom lúa, gạo từ nhiều ruộng khác nhau bán lại cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.