Nét Mới Ở Ngành Nông Nghiệp Chư Pưh

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.
Kết quả nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, trong cơ cấu cây trồng của Chư Pưh thì hồ tiêu, cà phê giữ vị trí chủ lực. Trong khi đó giá cà phê nhân và tiêu đen duy trì ổn định ở mức cao.
Đặc biệt, trên cơ sở nội dung tập huấn của cơ quan chuyên môn, nông dân trồng tiêu chủ động triển khai giải pháp phòng-chống dịch bệnh hại trên cây hồ tiêu, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học vào quy trình phòng trừ dịch bệnh; mạnh dạn tiêu hủy diện tích tiêu nhiễm bệnh, bị chết để hạn chế dịch bệnh hại lây lan trên diện rộng.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên góp phần duy trì sự phát triển ổn định của cây hồ tiêu với năng suất tiêu bình quân năm nay đạt 48 tạ/ha. Năng suất bình quân cà phê đạt 32,9 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với chỉ tiêu đề ra.
Ngoài 2 loại cây trồng chủ lực là hồ tiêu, cà phê, Chư Pưh hiện tại còn có một diện tích lớn các loại cây trồng ngắn ngày là lúa nước, bắp, rau đậu các loại, bí đỏ... hơn 1.200 ha cây trồng vụ mùa bị hạn cục bộ.
Đối diện với thiệt hại xảy ra ngoài ý muốn này, huyện đã vận động nông dân khẩn trương chuẩn bị giống, nhân lực, vật tư gieo trồng lại diện tích bị thiệt hại do hạn hán gây ra. Theo đó, huyện đã cấp phát hơn 7.844 kg bắp lai CP888; hơn 15.806 kg giống lúa HT1 và hơn 58.000 kg phân bón các loại cho các trường hợp được thụ hưởng tiến hành gieo trồng kịp thời vụ.
Triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện, từ đó xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất tình trạng phân bón, giống kém chất lượng xâm nhập vào địa bàn gây thiệt hại cho nông dân. Đặc biệt, để giúp nông dân sản xuất đúng quy trình, ngoài chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tránh hạn, chuyển đổi cây trồng tại các chân ruộng cao thường xuyên khô hạn, cơ quan chuyên môn đã cử cán bộ tăng cường, giúp xã chỉ đạo công tác sản xuất nông nghiệp.
Để giải quyết bài toán thiếu nguồn nước tưới, cơ quan có trách nhiệm đã vận động người dân các xã, thị trấn tiến hành nạo vét 5.000 mét kênh mương, khai thông dòng chảy dẫn nước vào ruộng, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát nguồn nước tưới do kênh mương bị bồi lấp.
Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn duy trì cơ chế phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê-Chư Pưh để hướng dẫn nông dân bố trí lịch tưới nước phù hợp giữa cây trồng ngắn-dài ngày. Cùng với đó, Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Gia Lai điều tiết nguồn nước từ hồ chứa Ia Ring (Chư Sê) bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng huyện Chư Pưh.
Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201411/net-moi-o-nganh-nong-nghiep-chu-puh-2354624/
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng thắc mắc về loại dưa lưới, dưa vàng đang bày bán rất nhiều trên thị trường không biết là của Trung Quốc hay Việt Nam. Giá các loại dưa này hiện dao động 20.000-35.000 đồng/kg.

Mới đầu vụ thu hoạch, nhưng khắp các cánh đồng huyện Khoái Châu và thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã bắt đầu nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Năm nay, lần đầu tiên nhãn được xuất sang thị trường Mỹ.

VN là quốc gia đứng vị trí thứ 7 trong tổng số các quốc gia mà Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm gắn với số lượng nhà hàng Nhật Bản có hướng tăng nhanh.

Trước áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, mở “đường bơi” cho cá tra đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị, đặc biệt là sự “phân khúc” để phù hợp với từng thị trường... Đó là những ý kiến được nêu bật tại Hội nghị “Bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra” diễn ra ngày 30.7 tại TP. Cần Thơ.

Thời điểm giá mủ cao, người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt bỏ cây điều để trồng cao su. Tuy nhiên, sau thời gian dài giá mủ xuống thấp, thêm vào đó hai năm trở lại đây, điều được mùa, được giá, dễ trồng và ít công chăm sóc, người dân lại chặt cao su để trồng điều.