Nên biết chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại

Hội thảo Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước”
Thực tế cho thấy trong quá trình mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập, các nước có xu hướng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Bà Phạm Hương Giang - Phòng Xử lý các vụ kiện PVTM của nước ngoài thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - cho biết số vụ việc PVTM mà Việt Nam phải chống đỡ ngày càng tăng.
Từ đầu năm đến nay có đến 11 vụ chống bán phá giá đối với hàng Việt xuất khẩu, trong đó có 6 vụ về thép.
Tính trung bình, mỗi tháng Việt Nam phải đối diện với 1 vụ PVTM.
Không chỉ Mỹ, EU điều tra PVTM đối với hàng Việt mà những thị trường đang phát triển như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và cả một số nước Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia) cũng tích cực điều tra PVTM đối với hàng Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra không còn tập trung ở nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hay thế mạnh như thép, sợi, thủy sản, tôm, cá tra mà cả những mặt hàng kim ngạch thấp.
Bà Giang cũng cho biết thêm xu hướng hiện nay các nước không chỉ kiện đơn mà kiện kép (vừa kiện chống bán phá giá vừa chống trợ cấp), kiện chùm (đơn kiện đồng thời nhiều nước) và kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện).
Bên cạnh đó, dù phải liên tục chống đỡ các vụ PVTM, DN Việt Nam vẫn rất bị động trong tự vệ và sử dụng rào cản PVTM tại sân nhà.
Từ năm 2004, Chính phủ đã ban hành pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp và pháp lệnh về tự vệ nhưng đến nay chỉ mới thực hiện 3 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập vào Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, thì các DN rất ngại những vấn đề liên quan đến kiện tụng, ngại cung cấp thông tin mặc dù thông tin DN được bảo mật theo quy định của WTO.
Đó là chưa kể DN cung cấp thông tin không đúng, phá giá gây bất lợi cho nhau tại thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó, DN càng cung cấp số liệu cụ thể bao nhiêu thì càng có lợi vì đó là cơ sở để Cục Quản lý cạnh tranh nghiên cứu, bảo vệ DN.
Dưới góc độ DN, ông Vũ Văn Thanh - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tôn Hoa Sen - phân tích trong khi phần lớn các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam rất thành thạo áp dụng những công cụ PVTM thì các công cụ này vẫn còn khá xa lạ với DN Việt Nam.
Nhiều DN chưa nhận thức được các biện pháp PVTM là công cụ bảo vệ ngành nghề, lĩnh vực của mình được nhà nước cho phép áp dụng; chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp PVTM, không đầu tư nguồn lực cũng như quan tâm đúng mức đến vấn đề này.
Nhiều DN Việt Nam chưa nắm rõ quy định của Việt Nam, của WTO và các nước về PVTM, dẫn đến lựa chọn các biện pháp PVTM không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của pháp luật, mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị đơn kiện….
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là các công cụ PVTM được WTO chấp nhận sử dụng để bảo vệ nền sản xuất của mỗi quốc gia.
Để bảo vệ chính mình trước sân chơi hội nhập, trước hết các DN cần nâng cao hiểu biết về PVTM, chủ động thu thập thông tin về các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài cũng như các nhà sản xuất trong nước, tăng cường phối hợp giữa các DN cùng ngành, nâng cao vai trò của các hiệp hội.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Số lô hàng tôm xuất khẩu có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép sang các thị trường lớn như Nhật Bản, EU đang tăng cao trong hai tháng trở lại đây cho thấy trước mối nguy khách hàng sẽ chuyển sang nhập tôm từ Indonesia, Ấn Độ.

Những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây tại Thái Bình nhanh chóng được mở rộng. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng gần 3 nghìn ha, sản lượng đạt trên 40 nghìn tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Sáng ngày 5-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có chuyến khảo sát tại khu chăn nuôi tập trung Xuân Thành (huyện Xuân Lộc) thuộc dự án Khu liên hiệp công nông nghiệp Dofico (Agropark) do Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) làm chủ đầu tư.