Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Náo Loạn Vì Bệnh Bò Điên Ở California

Náo Loạn Vì Bệnh Bò Điên Ở California
Ngày đăng: 26/04/2012

Mỹ - nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới – ngày 25/4 (giờ Việt Nam) cho biết đã phát hiện một trường hợp bò điên ở bang California. Nước này cũng đang ra sức trấn an người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, thịt bò điên chưa lọt vào chuỗi cung ứng thực phẩm và con bò điên này không gây ra nguy cơ gì với sức khỏe con người và nguồn cung thực phẩm. Bộ này cũng khẳng định bệnh bò điên không thể lây lan qua sữa.

Trong một thông báo, chính phủ Mỹ nói: “Cơ quan kiểm tra sức khỏe động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận con bò thứ 4 trên toàn quốc bị nhiễm bệnh bò điên ở miền trung California. Sức khỏe của đàn gia súc vẫn ổn định và các sản phẩm thịt bò cũng như sữa vẫn an toàn. Trong khi điều tra dịch tễ đang được tiến hành, chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo kết quả kịp thời và minh bạch”.

Bất chấp lời trấn an trên, trường hợp bò điên này đã rung chuông cảnh báo, nhắc lại cho người ta nhớ về bệnh bò điên đã từng hoành hành trước đây khiến Mỹ, Canađa, Ixraen, châu Âu và Nhật bản mất hàng tỷ USD do gián đoạn ngành thương mại thực phẩm toàn cầu.

Hàng loạt biện pháp trừng phạt và hạn chế nhập thịt bò đã được thực hiện trước đây. Toàn bộ đàn bò đã bị tiêu hủy, khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh điêu đứng. Điều mà nông dân Mỹ sợ nhất hiện này là thịt bò Mỹ bị trừng phạt.

Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng mọi thứ đang nằm trong tầm kiểm soát và khẳng định hệ thống cũng như tiêu chuẩn an toàn của Mỹ đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, sau khi có tin về bò điên mới xuất hiện, giá gia súc trên sàn giao dịch Chicago đã giảm.

Theo Hiệp hội xuất khẩu thịt Mỹ, thịt bò mang về cho Mỹ hơn 353 triệu USD nhờ xuất khẩu sang các thị trường chính như Mêhicô, Canađa, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hơn 190.000 con bò bị nhiễm bệnh đã bị phát hiện ở Liên minh châu Âu kể từ ca đầu tiên ở Anh năm 1986, khiến hàng triệu con bò bị tiêu hủy. Hơn 200 người trên toàn thế giới bị cho là đã chết liên quan đến bệnh bò điên.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn Thận Với Cẩn Thận Với "Mít Thái Chín Cây"

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

29/12/2014
Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả như dứa, chuối, quýt trở thành cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương. Ngành nông nghiệp huyện tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng từng loại cây ăn quả.

29/12/2014
Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).

29/12/2014
Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

29/12/2014
Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.

29/12/2014