Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học

Năm 2014, Trung tâm Ứng dụng khoa học - công nghệ và Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Cà Mau thực hiện 8 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm quảng canh cải tiến tại 7 huyện và TP Cà Mau. Tổng diện tích nuôi 189 ha.
Tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất đạt hơn 350 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Thới Bình và Ðầm Dơi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, tôm nuôi đang phát triển tốt.
Các mô hình tôm nuôi bằng chế phẩm sinh học phát triển tốt, tôm ít bị bệnh, lớn nhanh, đạt đầu con. Năng suất bình quân tăng gần gấp đôi so với cách nuôi truyền thống của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.

Thiếu vốn để sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ bất ổn cũng như công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nói chung và sản xuất, tiêu thụ cá tra nói riêng của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.

Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và doanh nghiệp cố gắng tập trung vào chất lượng để nâng cao uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.

Đến thời điểm này, nhiều bà con nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa thu hoạch. Qua ghi nhận tại các vườn, mùa điều năm nay lượng trái ít hơn năm ngoái nhiều.