Năng Suất Sữa Bò Của Lâm Đồng Cao Nhất Nước

Báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho thấy, năng suất sữa của đàn bò sữa địa phương hiện đạt mức bình quân một con là 20 lít mỗi ngày, tương đương 6 tấn/chu kỳ/con.
Đặc biệt, tại huyện Đơn Dương - nơi chăn nuôi bò sữa tập trung của tỉnh Lâm Đồng, cá biệt có hộ chăn nuôi bò sữa đạt năng suất bình quân 22 lít/con/ngày (trên 6 tấn/chu kỳ/con như mức bình quân của tỉnh). Với mức thu mua 14.000 đồng/lít sữa như hiện nay, tại Lâm Đồng, bình quân mỗi chu kỳ một con bò sữa cho nông dân thu nhập khoảng 85 triệu đồng.
Hiện, cả tỉnh Lâm Đồng có hơn 8.000 con bò sữa; trong đó, riêng huyện Đơn Dương chiếm đến 7.000 con. Dự kiến đến đầu năm tới, Lâm Đồng phát triển đàn bò sữa tăng lên khoảng 10.500 con.
Trong khi đó, theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), năng suất sữa của đàn bò sữa trong cả nước đã tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây nhưng vẫn thấp hơn năng suất bình quân của tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, năng suất sữa bò bình quân chung của cả nước đã tăng từ 3,25 tấn/chu kỳ/con năm 2001 lên 4 tấn/chu kỳ/con năm 2010 và 4,28 tấn/chu kỳ/con năm 2013 vừa qua và dự kiến năm 2014 này sẽ đạt 4,5 tấn/chu kỳ/con.
Hiện, cả nước có 200.000 con bò sữa cho sản lượng sữa khoảng 460.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo cơ quan chuyên môn, lượng sữa bò của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng sữa có mặt tại thị trường Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Theo Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Lê Mỹ Hạnh, Chủ nhiệm dự án mong muốn dự án sẽ giúp đa dạng hóa cây trồng và tăng sản phẩm cây công nghiệp của tỉnh với chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, TX.Ngã Bảy là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số xã đạt chuẩn NTM. Hiện Ngã Bảy đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng NTM ở các xã trên địa bàn thị xã trong năm 2015.

Đang phun thuốc cho 1,3ha lúa của gia đình, ông Lê Văn Lên, nông dân ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Không phải đến thời điểm này mới phun thuốc phòng bệnh cho lúa, mà ngay từ khi lúa hơn 20 ngày tuổi là nông dân chúng tôi đã chủ động trong vấn đề này.

Vào thời điểm này, người đến đặt mua hoa kiểng của HTX Nông nghiệp Huỳnh Dân ở thị xã Ngã Bảy ra vào liên tục. Cứ 5 đến 10 phút là có khách đến hỏi, đặt hàng. Với vị trí thuận lợi là nằm ngay ngã ba cửa ngõ vào thị xã Ngã Bảy và tuyến quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng, nên HTX buôn bán rất thuận lợi, từ bán lẻ đến cung cấp sỉ cho các cơ sở khác.

Đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vụ chiêm xuân năm nay huyện tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình khuyến nông nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm.