Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 22 Tạ/ha

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.
Thời gian qua, bình quân mỗi năm bà con nông dân các dân tộc của huyện đã chuyển đổi cải tạo giống cho từ 500 - 600 ha cà phê già cỗi bằng phương pháp ghép cành, ghép chồi các giống cà phê vối cao sản như TR 06, TR 10…
Được cải tạo giống kết hợp với tăng cường đầu tư thâm canh, hiện nay năng suất cà phê nhân của huyện đã đạt 22 tạ/ha/năm - cao hơn các năm trước trên 6 tạ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Mới đây, Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho gần 80 hộ nông dân xã Văn Đức.

Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Tân trên 39.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 2.200 ha với trên 3.200 hộ tham gia nuôi, năng suất bình quân đạt 5 - 7 tấn/ha; nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến với tổng diện tích 15.500 ha, với gần 13.000 hộ nuôi.

Ngày 9/5/2015, Sở NN&PTNT Cà Mau tổ chức cuộc họp giao ban về sản xuất thủy sản tháng 4/2015 tại huyện Phú Tân để nắm tình hình sản xuất của người dân trong tỉnh. Đồng thời, thảo luận bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho con tôm trước tình hình giá tôm nguyên liệu xuống thấp, chi phí đầu vào tăng cao; tình hình nắng nóng kéo dài gây biến động môi trường ao nuôi nhất là độ mặn tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.

Vừa qua, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đã diễn ra hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình nuôi hàu bằng giàn treo và hướng dẫn nâng cao kỹ thuật nuôi nghêu bền vững”, do Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức.