Năng suất ca cao Tây Nguyên thấp nhất cả nước

Theo đó, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu các vườn ca cao kinh doanh (trồng thuần) tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Bến Tre.
Kết quả cho thấy năng suất ca cao trung bình của Việt Nam là 1,1 tấn hạt khô/ha và có sự biến động theo vùng.
Cụ thể, tại Tây Nam Bộ năng suất ca cao đạt 1,4 tấn/ha (1,27 kg hạt khô/cây) cao nhất cả nước;
Đông Nam Bộ 1 tấn/ha (0,91 kg hạt khô/cây); Tây Nguyên chỉ đạt 0,9 tấn/ha (0,82 kg hạt khô/cây), thấp nhất cả nước.
Đất đỏ bazan ở Tây Nguyên rất thích hợp cho cây ca cao sinh trưởng và phát triển nhưng năng suất tại đây lại thấp nhất do bà con nông dân chưa chú trọng cắt tỉa cành, bón quá nhiều lân nhưng lại ít kali khiến cây ca cao phát triển thiếu cân đối.
Viện khuyến cáo bà con nông dân cần phải bón phân cân đối, vệ sinh vườn cây thường xuyên giúp cây hấp thu ánh sáng tốt, hạn chế dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.