Nắng nóng, tôm nuôi bị thiệt hại trên diện rộng

Tôm chết hàng loạt
Chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu lại lo lắng như hiện nay. Những ngày qua, tôm nuôi vụ 1 của nông dân ở các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, TP. Bạc Liêu... liên tục gặp rủi ro. Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, tôm nuôi bị thiệt hại là do thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, không có mưa. Từ đó làm độ mặn của nước ở kênh rạch và trong vuông tôm lên rất cao: 35 - 42‰, đồng thời độ pH cũng tăng lên từ 8,2 - 9, dẫn đến tôm chết.
Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường nước trong vuông tôm giữa ngày và đêm khá cao làm rong, cỏ và thảm thực vật trong ao nuôi phát triển mạnh, vuông tôm bị thiếu Oxy cục bộ về đêm. Nhiều người nuôi tôm cho biết nắng nóng là nguyên nhân chính dẫn đến tôm chết.
Ông Dương Văn Tốt (ấp Ninh Chài, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân) nói: “Tôi nuôi 2 ao tôm với diện tích 1ha. Giờ đã có 1 ao tôm bị thiệt hại do nắng nóng và độ mặn trong vuông tăng rất cao”. Vào thời điểm này, mực nước nhiều tuyến kênh nội đồng ở các huyện Phước Long, Hồng Dân xuống rất thấp và kéo dài trong nhiều ngày.
Trong khi người nuôi tôm đang gặp khó khăn thì cũng là lúc các mặt hàng thuốc thủy sản trên thị trường tăng giá. Theo ông Lý Mến (ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi): “Khi xảy ra dịch bệnh trên tôm hay vùng nuôi bị biến động là thuốc thủy sản lại lên giá. Giá thuốc tăng, nhưng người nuôi tôm cũng phải mua để trị bệnh cho tôm. So với cách đây 2 tuần thì các mặt hàng thuốc thủy sản tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/sản phẩm”.
Hỗ trợ người nuôi tôm
Trước việc tôm nuôi chết hàng loạt, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân. Ông Lâm Thanh Phong, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Long, cho biết: “Đơn vị đã có nhiều biện pháp hỗ trợ bà con như: cử cán bộ kỹ thuật bám sát vùng nuôi, hướng dẫn bà con xử lý thiệt hại; thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để phổ biến, hướng dẫn người nuôi tôm, thông báo lịch điều tiết nước để bà con nắm... Mặc dù Phòng NN&PTNT huyện đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ tôm nuôi, nhưng nhìn chung, nếu so với cùng kỳ năm trước thì người nuôi tôm của huyện gặp nhiều bất lợi hơn”.
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với quy mô lớn ở các địa phương có tôm nuôi thiệt hại để tìm giải pháp khắc phục, ổn định vùng nuôi trong thời gian tới. Các nhà khoa học đã đưa ra những khuyến cáo với người nuôi tôm. Đó là bà con nên nắm bắt kịp thời những thông tin khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Đối với những ao nuôi đã xảy ra dịch bệnh, cần phải triệt để cải tạo ao rồi mới thả nuôi. Trước khi điều tiết nước từ 3 - 4 ngày, bà con phải xả nước phơi ao, vét bùn mương.
Khi trong vuông tôm có rong thì phải làm ổn định độ pH rồi dọn rong để tránh tôm bị ngộ độc. Nên làm ao vèo khi tiếp tục thả tôm. Trong quá trình nuôi tôm phải đảm bảo mực nước, tránh làm biến động các yếu tố môi trường và phải có ao lắng với diện tích 10 - 30% của diện tích ao nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã La Bằng (Đại Từ) rất phấn khởi bởi sau 3 năm nỗ lực, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đang được các ngành chức năng thẩm định hồ sơ để công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.