Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Chất Lượng Tôm Nuôi Trước Khi Thu Hoạch

Nâng Chất Lượng Tôm Nuôi Trước Khi Thu Hoạch
Ngày đăng: 14/09/2011

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm kém, các hộ nuôi tôm cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng tôm nuôi trước khi thu hoạch, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả… 2lua.vn xin giới thiệu một số dạng tôm nuôi bị giảm chất lượng thường gặp trước khi thu hoạch.

Cụt râu, mòn đuôi

Tôm có biểu hiện bơi lội chậm chạp, bơi nghiêng, bắt mồi kém, phát triển chậm. Râu, đuôi, chân bò bị mòn rách, nơi vết thương có màu đen, trên thân tôm có nhiều chỗ bị xây xát…

Nguyên nhân là do tôm thiếu thức ăn hoặc thức ăn kém chất lượng không đảm bảo dinh dưỡng làm tôm bị đói dẫn đến cắn nhau; đáy ao nuôi qua nhiều vụ chưa xử lý triệt để nên bị dơ từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và tấn công vào các phụ bộ của tôm như: chân bò, chân bơi, râu làm mòn chân, mòn đuôi hay cụt râu…

Trong trường hợp mòn đuôi, cụt râu do tôm bị đói cắn nhau thì cần phải kiểm tra chất lượng thức ăn, nếu chất lượng thức ăn kém thì nên thay đổi, đồng thời điều chỉnh tăng lượng thức ăn cho vừa đủ, một thời gian sau tôm khoẻ mạnh lột xác, các chỗ vết thương bị mòn ở đuôi hoặc cụt râu sẽ hết.

Còn trường hợp do nền đáy ao bị dơ vi khuẩn tấn công thì sử dụng loại kháng sinh được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng để điều trị trong thời gian ngắn, liều lượng sử dụng để phòng trị theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời tăng cường Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho tôm. Sử dụng một số loại hoá chất có tính diệt khuẩn rộng như: Formol, BKC, Iodine… để  diệt vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật.

Đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên thân tôm

Tôm có biểu hiện là trên thân đóng một lớp nhớt có màu xanh hoặc màu vàng nâu, vỏ tôm dày làm cho tôm khó khăn trong hoạt động bắt mồi và sinh trưởng, tôm có hiện tượng phân đàn, phát triển không đồng đều, chậm lớn.

Nguyên nhân là do quản lý chất lượng nước không được tốt, thức ăn dư thừa, tảo phát triển quá mức, màu nước sậm, một số loài nấm và nguyên sinh động vật phát triển mạnh đeo bám trên thân tôm làm cho tôm khó khăn trong việc lột xác và sinh trưởng. Hoặc đáy ao dơ bẩn, môi trường sinh khí độc làm tôm hoạt động kém, tạo điều kiện tốt cho nấm và nguyên sinh động vật bám vào thân tôm.

Trường hợp này cần quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi như: pH, độ kiềm, độ trong, oxy… Dùng một số loại hoá chất diệt rong tảo, nấm, nguyên sinh động vật như: Formol, BKC, G-8… để diệt khuẩn, đồng thời kết hợp với việc thay nước 20-30%. Đồng thời, tăng cường những chất bổ dưỡng như Vitamin C, khoáng vi lượng để nâng cao sức đề kháng cho tôm, trộn chất dinh dưỡng vào thức ăn kích thích tôm bắt mồi. Dùng men vi sinh để xử lý ao nuôi như EMOZEO, AS1 và AS3 liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất để phân hủy các chất dơ bẩn ở đáy ao do các chất hữu cơ lắng tụ.

Mềm vỏ

Dạng bệnh này thường có biểu hiện là thân tôm mềm nhão, có màu đen sậm, vỏ tôm không đủ độ cứng, thịt không đầy vỏ, khi luộc tôm sẽ thấy vỏ và thịt tôm dính sát vào nhau. Nguyên nhân là do môi trường ao nuôi xấu, xuất hiện nhiều khí độc nhất là khí NH3 và H2S. Tôm bị thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển. Hoặc do nuôi tôm trong vùng có độ mặn thấp (thường dưới 5‰) hoặc dinh dưỡng trong nước thiếu hàm lượng canxi cần thiết để tôm hấp thu sinh trưởng.

Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao chất lượng nước bằng cách định kỳ thay 20-30% nước trong ao. Sử dụng thức ăn chất lượng cao có đủ dinh dưỡng (chất đạm, chất bột đường, chất béo, khoáng…). Dùng vôi Canxi và Dolomite 25kg/1.000m3 xử lý vào lúc ban đêm, dùng liên tục từ 3-4 đêm trước khi thu hoạch sẽ giúp tăng hệ đệm, ổn định pH tôm nhanh cứng vỏ.

Dùng men vi sinh EMOZEO, HBO và AS3 liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất nhằm nâng cao chất lựơng nước, ổn định các yếu tố môi trường, phân hủy các chất dơ bẩn ở đáy ao. Tăng cường một số chất khoáng như Canxi và Phospho liều lượng 5g/kg thức ăn giúp tôm nhanh cứng vỏ.

Dạng kích cỡ tôm không đồng đều

Tôm chênh lệch kích cỡ rất lớn, thông thường chỉ khoảng 70% có giá trị thương phẩm, còn lại phải bán giá trị rất thấp. Khó khăn hiện tại là chưa thể loại được tôm nhỏ ra mà phải thu hoạch chung, từ đó dẫn đến sản phẩm bị mất giá, nhất là thời điểm hiện nay nhu cầu tiêu thụ tôm oxy (tôm sống) là rất lớn.

Nguyên nhân là do chất lượng tôm giống kém bị nhiễm MBV (bệnh còi) khá lớn. Hoặc có thể tôm bị thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển. Do cho tôm ăn thất thường hoặc cho ăn không đều.

Trường hợp này, dùng lú bắt tôm còi để lược bắt tôm nhỏ ra trước khi thu hoạch. Cho ăn nhiều đợt trong ngày để kéo tôm nhỏ lên đồng cỡ trước khi thu hoạch.

>> Không ít trường hợp tôm đã nuôi thành công nhưng đến thời gian thu hoạch lại gặp trở ngại không mong muốn vì chất lượng không đạt tiêu chuẩn, như: tôm mòn đuôi, cụt râu, đóng rong (đóng khói đèn), mềm vỏ hoặc kích cỡ tôm lớn nhỏ không đều... Từ đó các thương lái ép giá dẫn đến người nuôi tôm thua lỗ.

Tham khảo thuốc đặc trị tại: http://www.2lua.vn/tool/giup-tom-phat-trien-nhanh-chac-thit-nang-can


Có thể bạn quan tâm

Triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016 Triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Sở Công Thương và Sở Tài chính về việc “Triển khai Chương trình bình ổn thị trường (BÔTT) trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016”.

30/09/2015
Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia

Trong thời gian tới, cây dừa và các sản phẩm từ dừa tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia.

30/09/2015
Vinmart, Vinmart+ phân phối mẻ rau sạch đầu tiên của Vingroup Vinmart, Vinmart+ phân phối mẻ rau sạch đầu tiên của Vingroup

Ngày 1.10.2015, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup chính thức ra mắt thị trường mẻ rau sạch đầu tiên. Toàn bộ rau của VinEco được phân phối trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn quốc.

30/09/2015
Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh nâng công suất chế biến, mở rộng vùng nguyên liệu Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh nâng công suất chế biến, mở rộng vùng nguyên liệu

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR - tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ) vừa bước vào niên vụ sản xuất mới 2015-2016.

30/09/2015
Đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều giống lúa mới Đưa vào sản xuất thử nghiệm nhiều giống lúa mới

Trong 2 năm 2014 - 2015, huyện Phù Cát đã sản xuất thử nghiệm nhiều loại giống lúa có tính năng kháng bệnh cao, như: CT16, OM6976, OM6162, OM7347, KD28, TBR36, Hoa ưu 109, VD8…, chọn được một số giống lúa bổ sung vào bộ giống sản xuất hàng năm của huyện.

30/09/2015