Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Của Ngành Chăn Nuôi

Theo báo cáo của Liên minh Nông nghiệp: Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp.
Sáng nay (18/11), tại Hà Nội, Liên minh Nông nghiệp tổ chức hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở Việt Nam”.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng khoảng 2,5 lần, với tổng giá trị đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2012, chiếm gần 27% tổng giá trị ngành nông nghiệp.
Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và dần bị loại ra khỏi chuỗi giá trị ngành chăn nuôi…
Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam phân tích: “Khi rà soát chính sách hiện hành trong ngành chăn nuôi không có tác động trực tiếp hỗ trợ đến ngành chăn nuôi nhỏ, chủ yếu là tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển đổi chăn nuôi quy mô lớn, quy mô công nghiệp dẫn đến “khoảng trống” giữa các chính sách hiện hành và người chăn nuôi nhỏ lẻ. Đây là đối tượng có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị khi cung cấp đến gần 70% nhu cầu thực phẩm trên thị trường”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/nang-cao-tinh-canh-tranh-cua-nganh-chan-nuoi-365447.vov
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?