Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Ngày 10-2-2015, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tổ chức hội nghị thường niên năm 2015.
Năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ chỉ đạo sát sao của các địa phương, sự chủ động của Hiệp hội, doanh nghiệp và nỗ lực của người trồng mía nên niên vụ mía 2013 - 2014, tổng diện tích mía nguyên liệu của hội viên đạt 7.928 ha, bằng 46% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 493.727 tấn, năng suất bình quân 62 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân toàn vùng gần 2 tấn/ha, chất lượng đạt 9,5 CCS.
Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao như: Triển khai dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao về với các địa phương; giúp các chi hội lập hồ sơ vay vốn phát triển sản xuất mía; tổ chức thăm quan, hội thảo đầu bờ, thăm khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, qua đó hội viên được tiếp cận với sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao…
Đặc biệt, năm 2014 Công ty mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc như: Triển khai quyết liệt, hiệu quả dự án làm mới lại cây mía, hạt đường Lam Sơn; đổi mới trong công tác thu mua, vận chuyển nguyên liệu; tăng cường cơ giới hóa, đưa máy công suất lớn vào thu hoạch mía; sản xuất được nguồn phân bón chất lượng, hiệu quả cao…
Nhờ vậy sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, nỗ lực của các thành viên Hiệp hội đã góp phần quan trọng để năm 2014 công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ động, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.
Niên vụ 2014-2015, với mục tiêu hiệu quả - năng suất - chất lượng, toàn vùng đã triển khai được 9.023 ha mía, trong đó diện tích trồng mới đạt 3.764 ha với các giống mới có năng suất, chất lượng cao như VĐ 93-159, VĐ 00-236; Yt-006….
Tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp xây dựng Hiệp hội vững mạnh về mọi mặt; rà soát nâng cao chất lượng hội viên, đồng thời xây dựng câu lạc bộ làm lực lượng nòng cốt đi đầu trong sản xuất thâm canh mía; duy trì và phát triển các phong trào thi đua gắn với mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao năng suất và chất lượng cây mía.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.

Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).

Cùng với một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thời gian gần đây mô hình trồng cây mít Thái và cây cam sành của ông Huỳnh Hùng ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mở ra nhiều triển vọng về những loại cây ăn quả mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Sở NN&PTNT, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm, trong đó có cây dừa và cây điều. Riêng đối với cây dừa, toàn tỉnh hiện có 9.353,7 ha, giảm 135,4 ha so với cùng kỳ năm trước.

Bà Lê Thị Kim Mai, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn nông dân hoàn thành hồ sơ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.