Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới

Đây là khuyến nghị của TS. Scott Newman (Cố vấn trưởng của tổ chức FAO) tại hội thảo quốc tế “Ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế chia sẻ kinh nghiệm-định hướng tương lai” tổ chức ngày 27/10.
TS. Scott Newman nhấn mạnh, để nâng cao vị thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi cần chú trọng đến việc cung cấp và tạo môi trường thuận lợi cho các thị trường trung gian; nâng cao năng lực, thể chế hóa "luật chơi" giữa trung gian thị trường và người sản xuất, mang lại động lực cho việc "xây dựng lòng tin và uy tín".
Đồng thời, thực hiện các chương trình và biện pháp giúp người nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống và khắc phục những hạn chế về nguồn lực.
Theo nhận định của TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp Việt Nam, khi hội nhập kinh tế, nhóm nông hộ sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng mức độ sẽ tùy mặt hàng.
Tuy nhiên, theo ông Khôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh và mới chỉ tiếp cận thị trường thành phố, nên hầu như không có sự cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Để duy trì và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tái cấu trúc toàn diện hệ thống sản xuất, kinh doanh và dịch vụ dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu thị trường; phát huy năng lực nội tại; nắm bắt các cơ hội hợp tác, đầu tư và xuất khẩu.
Tại hội thảo, TS. Đặng Kim Khôi cũng đề xuất những chính sách như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, cần có quan điểm phát triển riêng, đặc biệt coi khoa học công nghệ là động lực, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các thành phần kinh tế...
Đồng thời tổ chức sản xuất và quản lý dịch bệnh cũng như tổ chức lại hệ thống giết mổ, chuỗi phân phối và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để tìm hướng phát triển cho ngành chăn nuôi, bên cạnh những khiếm khuyết, cần nhìn nhận được những tiềm năng lợi thế từ tập quán sinh hoạt, tiêu dùng, cũng như những sáng tạo của nông dân Việt Nam.
Hội nhập không chỉ có xuất khẩu mà phải cạnh tranh ngay trên sân nhà. Giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi hiện đang cao và tổ chức sản xuất đang yếu kém, chăn nuôi quy mô nhỏ… vì vậy cần tổ chức lại.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 10.2014 đến nay, giá heo ở Hoài Ân (Bình Định) bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Hiện giá heo loại đẹp, nạc nhiều, trọng lượng từ 60kg - 70kg/con chỉ còn 42 ngàn đồng đến 43 ngàn đồng/kg; heo từ 80kg đến 1 tạ/con chỉ bán được với giá từ 34 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg.

Yên Thành hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm nấm tươi và nấm khô các loại. Nhờ có nhiều cơ chế chính sách trong hỗ trợ về giống, cơ sở vật chất, chuyển giao tiến bộ KHKT, đến nay trên địa bàn 24 xã ở Yên Thành đã có hơn 80 hộ duy trì sản xuất, trong đó có 2 trang trại có quy mô, có lò hấp thanh trùng và 15 gia trại.

Tại buổi làm việc, ông Daiken Murakami đã giới thiệu công nghệ trồng trọt mới trong ngành nông nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Showa Denko đã nghiên cứu thành công kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà sử dụng ánh sáng đèn Led. Bóng đèn Led có thể tạo ra bước sóng ánh sáng tối ưu, đáp ứng nhu cầu phát triển của thực vật và thúc đẩy tăng trưởng khoảng 2,5 lần so với ánh sáng thông thường.

Chị Quỳnh Liên, ngụ phường Tân Quy, quận 7, cho biết chị vừa đi chợ nghe tiểu thương nói Tết này giá chuối để chưng sẽ tăng mạnh. "Nhưng dù giá có tăng cao bao nhiêu thì cũng phải ráng mua ít nải chuối xanh về để thờ cúng ông bà. Tết nhất mà trên bàn thờ không có loại trái cây này thì kỳ lắm” - chị Liên chia sẻ.

Nguyên nhân rớt giá một phần do các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh (Tịnh Biên, Vĩnh Xương) ngưng làm thủ tục (đóng cửa) lúc 18 giờ hàng ngày, khiến dưa hấu bị hạn chế khi xuất khẩu sang Campuchia, trong khi đây là thời điểm làm ăn sôi động. Thương nhân hai nước đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho mở cửa biên giới đến 21 giờ đêm để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.