Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới

Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới
Ngày đăng: 29/10/2015

Đây là khuyến nghị của TS. Scott Newman (Cố vấn trưởng của tổ chức FAO) tại hội thảo quốc tế “Ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế chia sẻ kinh nghiệm-định hướng tương lai” tổ chức ngày 27/10.

TS. Scott Newman nhấn mạnh, để nâng cao vị thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi cần chú trọng đến việc cung cấp và tạo môi trường thuận lợi cho các thị trường trung gian; nâng cao năng lực, thể chế hóa "luật chơi" giữa trung gian thị trường và người sản xuất, mang lại động lực cho việc "xây dựng lòng tin và uy tín".

Đồng thời, thực hiện các chương trình và biện pháp giúp người nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống và khắc phục những hạn chế về nguồn lực.

Theo nhận định của TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp Việt Nam, khi hội nhập kinh tế, nhóm nông hộ sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng mức độ sẽ tùy mặt hàng.

Tuy nhiên, theo ông Khôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh và mới chỉ tiếp cận thị trường thành phố, nên hầu như không có sự cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Để duy trì và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tái cấu trúc toàn diện hệ thống sản xuất, kinh doanh và dịch vụ dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu thị trường; phát huy năng lực nội tại; nắm bắt các cơ hội hợp tác, đầu tư và xuất khẩu.

Tại hội thảo, TS. Đặng Kim Khôi cũng đề xuất những chính sách như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, cần có quan điểm phát triển riêng, đặc biệt coi khoa học công nghệ là động lực, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các thành phần kinh tế...

Đồng thời tổ chức sản xuất và quản lý dịch bệnh cũng như tổ chức lại hệ thống giết mổ, chuỗi phân phối và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để tìm hướng phát triển cho ngành chăn nuôi, bên cạnh những khiếm khuyết, cần nhìn nhận được những tiềm năng lợi thế từ tập quán sinh hoạt, tiêu dùng, cũng như những sáng tạo của nông dân Việt Nam.

Hội nhập không chỉ có xuất khẩu mà phải cạnh tranh ngay trên sân nhà. Giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi hiện đang cao và tổ chức sản xuất đang yếu kém, chăn nuôi quy mô nhỏ… vì vậy cần tổ chức lại.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

15/06/2013
Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

13/04/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

16/06/2013
Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

20/08/2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

02/08/2013