Nâng cao năng suất chăn nuôi từ công nghệ mới

Đây là khuyến nghị của TS. Scott Newman (Cố vấn trưởng của tổ chức FAO) tại hội thảo quốc tế “Ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế chia sẻ kinh nghiệm-định hướng tương lai” tổ chức ngày 27/10.
TS. Scott Newman nhấn mạnh, để nâng cao vị thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi cần chú trọng đến việc cung cấp và tạo môi trường thuận lợi cho các thị trường trung gian; nâng cao năng lực, thể chế hóa "luật chơi" giữa trung gian thị trường và người sản xuất, mang lại động lực cho việc "xây dựng lòng tin và uy tín".
Đồng thời, thực hiện các chương trình và biện pháp giúp người nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống và khắc phục những hạn chế về nguồn lực.
Theo nhận định của TS. Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp Việt Nam, khi hội nhập kinh tế, nhóm nông hộ sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng mức độ sẽ tùy mặt hàng.
Tuy nhiên, theo ông Khôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh và mới chỉ tiếp cận thị trường thành phố, nên hầu như không có sự cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Để duy trì và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tái cấu trúc toàn diện hệ thống sản xuất, kinh doanh và dịch vụ dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu thị trường; phát huy năng lực nội tại; nắm bắt các cơ hội hợp tác, đầu tư và xuất khẩu.
Tại hội thảo, TS. Đặng Kim Khôi cũng đề xuất những chính sách như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, cần có quan điểm phát triển riêng, đặc biệt coi khoa học công nghệ là động lực, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các thành phần kinh tế...
Đồng thời tổ chức sản xuất và quản lý dịch bệnh cũng như tổ chức lại hệ thống giết mổ, chuỗi phân phối và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để tìm hướng phát triển cho ngành chăn nuôi, bên cạnh những khiếm khuyết, cần nhìn nhận được những tiềm năng lợi thế từ tập quán sinh hoạt, tiêu dùng, cũng như những sáng tạo của nông dân Việt Nam.
Hội nhập không chỉ có xuất khẩu mà phải cạnh tranh ngay trên sân nhà. Giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi hiện đang cao và tổ chức sản xuất đang yếu kém, chăn nuôi quy mô nhỏ… vì vậy cần tổ chức lại.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tháng nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đi dọc bãi biển dài khoảng 10 km thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) để cào nghêu giống bán lại cho thương lái.

Hôm qua 29/2, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã tổ chức Hội nghị thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu điều vụ mới 2012. Vinacas đề nghị ngân hàng sớm “bắt tay” để DN ưu tiên sớm mua hết 380.000 tấn điều thô của nông dân trong nước với giá hợp lý.

Do thu họach rộ nên giá chanh rất rẻ, có khi chỉ 500-600 đ/kg. Trong khi vào dịp Tết Nguyên đán, Nam bộ khô nóng, nhu cầu nước giải khát rất nhiều mà chanh lại ít, lúc này giá chanh rất cao (7-8.000 đ/kg, có năm 12-13.000 đ/kg).

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc trồng xen canh cây màu với rừng trồng 1 - 2 năm tuổi nên trong những năm qua, nhiều hộ gia đình tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã mở rộng hình thức canh tác này. Trong đó lớn nhất là tại các xã phía nam của huyện như: Lãng Ngâm, Trung Hoà, thị trấn Nà Phặc, Hương Nê…