Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Công Ty Nông, Lâm Nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị định số200/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, tổng kết tình hình thực hiện 2 Nghị định trên vẫn còn một số tồn tại, bất cập.
Cụ thể, nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp vẫn chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý, quản trị và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Các công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng tự nhiên lúng túng về phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, khó khăn chuyển sang hạch toán kinh doanh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các công ty tình hình tài chính còn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; việc làm, thu nhập của người lao động tuy được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp.
Thêm vào đó, quy định việc rà soát thu hồi đất đai còn mang tính chung chung, có cách hiểu khác nhau trong quá trình triển khai, dẫn đến tình trạng áp dụng tuỳ tiện, né tránh và không đảm bảo mục tiêu thu hồi đất giao lại cho địa phương.
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý rừng của công ty lâm nghiệp chưa được quy định rõ ràng, đặc biệt đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Thiếu cơ chế chính sách đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với an ninh, quốc phòng...
Vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định mới nhằm thay thế Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP.
4 nhóm công ty lâm nghiệp
Dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 25 điều, có nhiều điểm mới so với Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP. Đặc biệt là quy định về sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.
Cụ thể, về sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp, dự thảo đã bổ sung, làm rõ về loại hình công ty được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên nông nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chuyển công ty nông nghiệp sang công ty cổ phần và quy định cơ cấu vốn điều lệ ban đầu; hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Với công ty lâm nghiệp, dự thảo bổ sung quy định về phân loại công ty lâm nghiệp thành 4 nhóm: 1- Công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 2- Công ty lâm nghiệp quản lý rừng phòng hộ là chủ yếu; 3- Công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng sản xuất là rừng trồng; 4- Công ty lâm nghiệp chủ yếu sản xuất giống cây lâm nghiệp và dịch vụ nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, dự thảo quy định rõ loại hình công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc nhiệm vụ công ích; bổ sung quy định công ty lâm nghiệp chuyển thành công ty cổ phần và quy định cơ cấu vốn điều lệ ban đầu; quy định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Dự thảo cũng bổ sung quy định Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp vốn điều lệ còn thiếu sẽ được cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Nhà nước đảm bảo đủ vốn cho công ty cổ phần nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc công ty có vốn nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Tám ở thôn 1 xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có vụ thu hoạch bội thu, khi 2.000 gốc ổi cho lứa quả đầu tiên sau gần 2 năm nỗ lực chăm bón. Cứ hai ngày một lượt, khách hàng từ dưới phố lên chọn quả hái khoảng 300 kg. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán như vậy, ông có 1,8 triệu đồng.

Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.

Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).