Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh

Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 30/01/2015

Mô hình lúa - tôm càng xanh trong mùa mưa trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa cho kết quả khá tốt. Nhiều hộ dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ con tôm càng xanh trước khi chuyển sang nuôi tôm sú vụ chính năm sau, đời sống cũng được cải thiện nhiều mặt nên bà con rất phấn khởi. Ðây là mô hình canh tác có nhiều triển vọng bền vững!

Tuy nhiên, với cách nuôi và khai thác gần như chưa có tác động kỹ thuật gì như nông dân hiện đã làm thì hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Khi đến ngày thu hoạch, tôm càng xanh đa số còn khá nhỏ, năng suất thấp, không tăng được sản lượng và chất lượng tôm thương phẩm cũng chưa cao nên giá bán thấp. Hơn nữa lại thu hoạch khá tập trung nên hay bị thương lái dìm giá, dội chợ.
Ðể tăng thêm thu nhập, những năm sau bà con nông dân nên có tác động kỹ thuật vào quá trình nuôi, chọn cách khai thác bắt tỉa và đón bán vào những lúc thị trường có nhu cầu lớn như các ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán và mùa cưới.
Hoặc nếu có được tổ chức sản xuất hợp tác, có sự liên kết nhiều nông dân với nhau thì bắt mối cung cấp cho các nhà hàng khi họ có nhu cầu, để bán được giá cao và cũng tăng được năng suất, sản lượng và chất lượng tôm thương phẩm. Và khi gần đến mùa thu hoạch lúa, tôm đã lớn nhưng không đều, cũng là thời kỳ có thể thu tỉa dần, nên dùng lờ bóng, lợp lưới, hay vó, lú… bắt những tôm lớn bán trước. Cố gắng chọn chừa lại loại tôm nhỏ chưa mang trứng và loại càng xanh để có thể nuôi vỗ nâng kích cỡ thương phẩm nhằm tăng thêm thu nhập. Ðiều quan trọng là, giai đoạn nuôi vỗ này mật số con khá cao và thời gian thường ngắn do chờ khi nào được giá thì bán ngay nên phải cho ăn thúc bằng các loại thức ăn thích hợp; phải chuẩn bị thật nhiều bó chà cho tôm trú ngụ khi lột xác để khỏi bị ăn nhau.
Một điều đáng lưu ý là, trong quá trình nuôi, tuỳ theo lứa tuổi, kích cỡ tôm càng xanh mà chọn loại thức ăn và cho ăn bổ sung tại những vị trí cố định rải đều trên ruộng lúa, bằng các loại thức ăn viên của tôm, các loại cá tạp làm sạch băm nhỏ, hoặc cạy dừa khô xắt miếng nhỏ hay xác dừa khô… Cho ăn với số lượng hợp lý và nên cho ăn bổ sung thêm vào những thời điểm đa số tôm vừa lột xong để giúp tôm có đủ dinh dưỡng, mau lớn.
Và để giúp tôm càng xanh có nơi trú ẩn khi lột xác lớn lên mà không bị những con cứng vỏ tấn công nhằm bảo đảm số lượng đầu con, thì trong quá trình nuôi nên chọn những loại cây bụi nhỏ, như cây lức, sậy, cành, nhánh tre, trúc… phơi khô, bó thành nhiều bó nhỏ thả rải rác vào mương ruộng hay những nơi đất trũng, nước sâu để tôm trú ngụ khi lột. Ðây là giải pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng rất cần thiết và cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế sẽ càng tăng cao.
Hiện nay đã có công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực và nhiều cơ sở tôm giống sản xuất có kết quả, bán ra thị trường cho người nuôi ở Ðồng Tháp, An Giang… Bà con nông dân Cà Mau nên tiếp cận, đặt hàng để có được nguồn giống nhiều ưu thế này về nuôi trên ruộng nhà mình, nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa - tôm càng xanh.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

31/07/2015
Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...

31/07/2015
Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

31/07/2015
Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

31/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

31/07/2015