Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt
Ngày đăng: 07/12/2013

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, chủ nhiệm dự án cho biết, tổng đàn trâu toàn tỉnh hiện nay còn khoảng trên 70 nghìn con. Những năm gần đây đàn trâu suy giảm, mỗi năm mất đi khoảng 5 – 10 nghìn con; tầm vóc, trọng lượng đàn trâu cũng khá nhỏ. Từ thực tế đó Sở Nông nghiệp đã xây dựng và thực hiện dự án ứng dụng khoa học công nghệ “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Dự án được triển khai tại các xã Động Đạt, Yên Lạc huyện Phú Lương và các xã Bản Ngoại, Phú Lạc huyện Đại Từ.

Qua khảo sát, điều tra 2.000 hộ chăn nuôi trâu tại vùng triển khai dự án đã bình tuyển được 188 con trâu đực đạt tiêu chuẩn từ cấp 1 trở lên và tiến hành lập danh sách quản lý tại địa phương; đã chọn và hỗ trợ nông dân mua được 20 con trâu đực giống, trong đó 16 trâu đực nội và 4 trâu đực lai Murrah F1 và 200 con trâu cái đạt tiêu chuẩn để phối giống, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật.

Dự án đã triển khai xây dựng 4 mô hình chăn nuôi trâu tập trung, qua đó hỗ trợ 4 hộ dân mua trâu nái sinh sản theo quy mô trang trại (trên 10 con trâu cái mỗi hộ) các hộ trên còn được hỗ trợ, trồng cây thức ăn có năng suất cao (cỏ voi, cỏ VA-06) để chủ động cung cấp thức ăn cho trâu; được hỗ trợ mua 4 con trâu được nội và 4 con trâu lai Murrah để cải tạo đàn trâu địa phương. Dự án cũng tiến hành thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu.

Sau 3 năm triển khai, kết quả đã phối giống được 150 con trâu cái bằng đực giống nội trâu đực nội, 30 con với trâu đực lai Murrah F1 và 20 con trâu cái được thu tinh nhân tạo với tinh Murrah thuần. Đã tạo ra được trên 100 con nghé, trọng lượng sơ sinh của nghé lai F2 đạt 23 – 26 kg, lớn hơn nghé địa phương (đã được chọn lọc) từ 2 – 3 kg, tỷ lệ sống đến 6 tháng tuổi đều đạt 100%. Trọng lượng trâu lai 12 tháng tuổi đạt 200 – 230 kg, trâu nội được chọn lọc đạt 130 – 150 kg, trong khi trâu nội không được cải tạo, chọn lọc chỉ đạt 90 – 100 kg.

Tầm vóc đàn trâu của các hộ tham gia được án được cải thiện rất nhiều, tăng trọng nhanh hơn, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi được nâng cao. Khi nuôi một con trâu được cải tạo, chọn lọc đến 12 tháng tuổi cho thu nhập cao hơn trâu nuôi theo truyền thống tại địa phương 4 - 10 triệu đồng.

Ngày 26/11/2013, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án. Ông Phạm Văn Hiển ở xóm La Dạ, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ cho biết, tham gia dự án ông được hỗ trợ mua 01 trâu nội đực giống. Ông chia sẻ, nhận thức của người nông dân địa phương đã thay đổi, quan tâm hơn đến quản lý con giống, lựa chọn trâu đực tốt lấy giống để nghé con sinh ra có tầm vóc to, khỏe hơn, đồng thời để tránh phối giống cận huyết...

Ông Hoàng văn Trung ở xóm Đồng Nghè 2, xã Động Đạt, huyện Phú Lương tham gia mô hình chăn nuôi trâu tập trung. Gia đình ông được hỗ trợ nuôi 10 con trâu cái sinh sản; sau 3 năm đã sinh ra 10 nghé trong đó có 5 nghé lai. Đến nay đàn trâu, nghé sinh trưởng phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.

Ông Trung cho biết, điều kiện địa phương rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa; chăn nuôi trâu thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi vì giá sản phẩm thịt trâu, bò thường xuyên tăng lên; chi phí đầu vào thấp chủ yếu là các thức ăn thô xanh, tận dụng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.

Cùng với góp phần chọn lọc, cải tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn trâu, dự án đã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi trâu tập trung theo mô hình gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa, mở ra một hướng đi mới có hiệu quả cho người nông dân. Theo ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT, dự án có khả năng ứng dụng rộng trên địa bàn các xã miền núi của tỉnh, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương.

Đối với người nông dân cần tiếp tục duy trì và phát triển những kết quả đã đạt được, đồng thời tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi trâu đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm; các cán bộ khuyến nông cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo nhân rộng mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Lo Ế Ẩm Nhưng Vải Thiều Vẫn Bội Thu Lo Ế Ẩm Nhưng Vải Thiều Vẫn Bội Thu

Đầu mùa vải năm nay, do quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc xấu đi, có thời điểm xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều rất khó khăn. Nhưng không ngờ, chính từ chỗ khó, với những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Bắc Giang và Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu.

08/08/2014
Nguyên Nhân Nào Khiến Giá Cá Tra Sụt Giảm? Nguyên Nhân Nào Khiến Giá Cá Tra Sụt Giảm?

Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.

29/07/2014
Cảnh Báo Hoa Quả Trung Quốc Đội Lốt Hàng Việt Nam Cảnh Báo Hoa Quả Trung Quốc Đội Lốt Hàng Việt Nam

Do đó, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành điều tra, xác minh qua các khâu, cho đến đối tượng đầu tiên cung cấp hàng hóa; xử lý nghiêm tận gốc các hành vi vi phạm.

08/08/2014
Hành Tím Giảm Giá, Gừng Giá Cao Hành Tím Giảm Giá, Gừng Giá Cao

Tại TP.HCM, giá hành tím hiện khoảng 30.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu vụ (giá 50.000-60.000 đồng/kg). Trong khi đó, gừng đang ở mức giá cao 90.000-110.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết giá gừng cao là do cuối mùa nên nguồn cung ít.

29/07/2014
Nghị Định 36 Nghị Định 36 "Bà Đỡ" Của Người Nuôi Cá Tra

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.

08/08/2014