Nâng Cao Chất Lượng Đàn Heo Giống Ở Bến Tre

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.
Từ những con heo giống địa phương, nay người chăn nuôi đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, nhất là khâu lai tạo con giống. Điều đó ngày càng được khẳng định khi Trung tâm Giống nông nghiệp đã tìm tòi, hỗ trợ con giống cho người nuôi, trong đó có việc thực hiện Dự án quản lý, phát huy hiệu quả đàn heo đực giống trong tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Chấn - Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp, heo đực giống được lấy tinh để thụ tinh nhân tạo phải được chọn từ những dòng, giống có ưu thế về thể chất, tỷ lệ thịt cao, đẻ sai, ổn định về di truyền. Nếu phối giống trực tiếp, trong một năm, một con heo giống phối chỉ được khoảng 200 con heo nái, bình quân mỗi lứa đẻ được 9 con (một năm đực giống sản xuất khoảng 1.800 heo con). Còn đối với đực giống thụ tinh nhân tạo, bình quân ba ngày lấy tinh một lần thì một năm lấy được 120 lần. Mỗi lần khai thác tinh dịch sẽ sản xuất ra 15 liều tinh, được sử dụng phối giống cho 15 heo nái. Vậy một năm heo đực lấy tinh sẽ sản xuất ra 18.000 heo con, tức tăng gấp 10 lần so với phối giống trực tiếp.
Cũng theo ông Chấn, từ năm 2009 - 2011, Bến Tre đã thực hiện Dự án Quản lý và nâng cao chất lượng đàn heo đực giống và đã giám định, bình tuyển trên 500 heo đực giống, chọn ra những heo đực giống đạt chuẩn chất ngoại hình, thể chất. Qua đó, Dự án cũng đã kiểm tra lại hồ sơ, lý lịch con giống để đảm bảo 100% heo đực giống có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng để có cơ sở đánh giá tính ổn định di truyền như khả năng sinh sản, tỷ lệ xẻ thịt cao, lớn nhanh, nạc nhiều.
Hiện nay, Trung tâm Giống đang quản lý trên 300 heo đực giống đủ tiêu chuẩn chất lượng giống theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thụ tinh nhân tạo cũng đã góp phần rất lớn làm tăng năng suất sinh sản của heo đực tăng gấp 10 lần, kiểm soát và cải tiến di truyền giống, giúp heo tăng trưởng nhanh, sinh sản tốt hơn; cắt đứt sự lây lan bệnh của heo cái lây sang heo đực và heo đực lây sang nhiều heo khác rất nguy hiểm.
Cách thụ tinh này giúp kiểm tra được tinh dịch của heo đực trước khi pha chế, dụng cụ được sát trùng trước khi phối giống nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, giảm khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, tinh pha chế dễ dàng vận chuyển đi xa, giảm chi phí. Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua nhiều đợt kiểm tra, chưa phát hiện trường hợp nào người chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc mà phần lớn sử dụng yếu tố di truyền của con giống.
Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đang quản lý chặt chẽ đàn heo đực giống để thụ tinh nhân tạo và nhân giống trong toàn tỉnh. Hàng năm, Trung tâm khảo sát, giám định bình tuyển toàn bộ đàn heo đực giống để chọn heo đạt tiêu chuẩn đưa vào chương trình giống, loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Mặt khác, Trung tâm cũng thường xuyên huấn luyện, chuyển giao qui trình kỹ thuật cho các hộ nuôi heo đực giống để khai thác cung cấp tinh tốt nhất cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.

Lâu nay các loại cây chủ lực ở Tân Cư vẫn tập trung vào cây quế và cây mỡ, đây là loại cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của vùng. Chính vì vậy hàng năm mặc dù Nhà nước có triển khai cho dân đăng ký trồng mỡ và keo nhưng hầu như các hộ dân chỉ tập trung trồng cây mỡ và quế, còn cây keo thì không phù hợp.

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.