Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm Sạch Ở Uông Bí...

Nấm Sạch Ở Uông Bí...
Ngày đăng: 29/07/2014

Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng nằm khuất dưới chân núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP Uông Bí (Quảng Ninh) thế nhưng vẫn thu hút du khách vào mua và tham quan.

Hiện nay cơ sở đang sản xuất gần 1.000 bịch nấm sò tím và trên 1 vạn bịch nấm linh chi; thu hoạch mỗi ngày lên đến vài chục kg thế nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chị Nguyễn Thị Hồng, phường Thanh Sơn (TP Uông Bí), một khách hàng cho biết: Uông Bí cũng có một số hộ làm nấm, trên thị trường cũng bày bán rất nhiều loại nấm khác nhau thế nhưng chúng tôi vẫn cất công đến tận trang trại này để mua bởi đơn giản nấm ở đây thật sự sạch.

Chúng tôi được tận mắt chứng kiến quy trình chăm sóc nấm, được lựa chọn sản phẩm ngay khi còn tươi trên bịch nấm, bởi vậy nên rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Thực tế hệ thống thiết bị và quy trình sản xuất ở Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng rất đồng bộ, hiện đại và chặt chẽ. Hiện toàn bộ phần giống, phôi, bịch nấm đều do Viện Di truyền nông nghiệp thực hiện; các khâu còn lại như trồng, chăm sóc, thu hoạch nấm đều đúng quy trình.

Cụ thể nấm được cấy trồng trên các giá kiên cố đặt trong nhà lưới hạn chế ánh sáng mặt trời, ngăn cản côn trùng; được giữ ẩm bằng hệ thống phun sương và tuân thủ tuyệt đối về chu kỳ thu hoạch, thay thế bịch mới; sản phẩm sau thu hoạch được bảo quản ngay trong nhà lạnh… Riêng hệ thống nước tưới đều là nước sạch, đã qua lắng lọc, khử trùng có thể sử dụng để uống được.

Ông Nguyễn Văn Sửu, chủ Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng cho biết: Trồng nấm sạch khó khăn gấp bội so với nấm thông thường, bởi phải đảm bảo tuyệt đối về 3 yếu tố căn bản là nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Mặc dù thời tiết ở khu vực Ba Vàng này luôn thấp hơn bên ngoài 2oC tuy nhiên chúng tôi vẫn phải đầu tư đến hơn 4 tỷ đồng vào nhà xưởng, thiết bị cho diện tích trên 1.200m2 sản xuất để đảm bảo một cách tốt nhất các yếu tố trồng, chăm sóc cây nấm.

Với khoản đầu tư trên, hạch toán thu chi thì trước mắt chưa lãi nhiều nhưng đây là hướng đi bền vững, giúp cơ sở sản xuất lâu dài và đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm…

Đáng mừng là hiện ngoài cơ sở nấm của ông Nguyễn Văn Sửu, tại khu vực vùng núi Yên Tử (xã Thượng Yên Công) cũng đã bắt đầu hình thành những mô hình nấm sạch, trong đó có đơn vị đang định hướng phát triển theo mô hình hợp tác xã để nhân rộng quy mô sản xuất cũng như số người tham gia.

Có thể thấy, TP Uông Bí có nhiều ưu thế để sản xuất nấm sạch, nhất là khu vực rừng núi Yên Tử. Khu vực này có khí hậu trong lành, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, vốn là môi trường sống lý tưởng cho cây nấm. Riêng cây nấm linh chi Yên Tử đã là dược liệu nổi tiếng xưa nay, được đánh giá có chất lượng, tác dụng chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ con người tốt hơn hẳn các loại nấm linh chi tại các vùng đất khác.

Trong khi đó thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm các loại trên địa bàn Uông Bí khá lớn do nhu cầu của người dân hướng tới sản phẩm sạch, tự nhiên, nhiều năng lượng nhưng ít béo như nấm ngày càng cao, cũng như nhu cầu mua đặc sản địa phương của khách du lịch khi đến Yên Tử. Đấy là chưa nói hiện nhu cầu tiêu dùng nấm để phục vụ các món ăn chay tại hệ thống chùa Yên Tử và các tỉnh lân cận rất cao.

Anh Nguyễn Văn Hưng, Phó Phòng Kinh tế TP Uông Bí khẳng định: Đây là cơ sở, thế mạnh của Uông Bí để phát triển cây nấm, biến nông sản này thành hàng hoá có giá trị cao cho người nông dân.

Được biết, để thúc đẩy phát triển nông sản nói chung, cây nấm nói riêng, TP Uông Bí đang từng bước xây dựng thương hiệu nấm Yên Tử, trong đó về lâu dài tập trung vào cây nấm linh chi.

Ngay trong quý III này, thành phố sẽ đưa sản phẩm nấm các loại vào giới thiệu sản phẩm và bán thương mại tại các cửa hàng thuộc chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh đặt ở các chợ lớn trên địa bàn.

Ngoài ra TP Uông Bí đang tích cực cùng với tỉnh đẩy nhanh lộ trình hình thành chợ OCOP của tỉnh tại xã Thượng Yên Công, chân núi Yên Tử để tập kết, buôn bán tập trung các nông sản tiêu biểu các địa phương trên toàn tỉnh. Đây sẽ là lực đẩy, thuận lợi lớn cho nông sản Uông Bí, trong đó có sản phẩm nấm thực phẩm, nấm dược liệu chất lượng cao.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng Cấp Bách Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.

26/12/2014
Đắk Nông Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Bò Giống Đắk Nông Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Bò Giống

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.

26/12/2014
11,6% Điểm Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Vi Phạm Chất Lượng 11,6% Điểm Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Vi Phạm Chất Lượng

Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...

26/12/2014
Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Mô Hình Nuôi Gà Công Nghiệp Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Mô Hình Nuôi Gà Công Nghiệp

Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.

26/12/2014
Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.

27/12/2014