Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm Nđir Nâng Cao Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp

Nâm Nđir Nâng Cao Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày đăng: 26/08/2014

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, xã Nâm N’đir (Krông Nô) đã tập trung xây dựng nhiều mô hình chuyên canh, xen canh các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao.

Ông Đặng Thế Hùng, một người dân địa phương cho hay: “Hơn 10 năm trước, khi chưa có công trình thủy lợi và điện lưới, làm gì cũng khó khăn nên bà con không dám đầu tư mạnh vào sản xuất. Bây giờ, được Nhà nước quan tâm kéo điện ra tận đồng, ai cũng xây bể tích nước ngay trên ruộng để chủ động bơm nước tưới cho cây trồng, rồi ứng dụng rộng rãi quy trình kỹ thuật mới vào việc canh tác nên gần đây năng suất liên tục tăng lên”.

Được biết, gia đình ông Hùng có 5 sào đất màu luân canh và xen canh các loại cây như đậu phụng, ngô, rau xanh, bình quân mỗi năm đều cho thu nhập không dưới 30 triệu đồng.

Còn bà Lê Thị Hà, ở thôn Nam Phong cũng được hưởng lợi nhờ có các công trình thủy lợi được xây dựng dẫn qua những diện tích đất trồng cây hoa màu của gia đình.

Bà Hà nói: “Do diện tích đất của gia đình tương đối ít nên tôi thường xuyên gieo trồng gối vụ, không cho đất nghỉ. Cứ xong vụ rau xanh đông xuân thì tôi trồng các loại đậu đỗ, rồi chuyển sang trỉa ngô vụ hè thu. Sau khi trừ mọi khoản chi, mỗi năm tôi thu về gần 25 triệu đồng từ 4 sào đất đó. Nhờ nguồn thu nhập này cộng với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm mà tôi có điều kiện trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học”.

Tương tự, ông Lương Văn Toàn, ở thôn Nam Phong cũng có 7 sào đất nằm ven sông Krông Nô, vụ hè thu này gia đình chuyển sang trồng khoai lang cho biết: “Những năm trước đây, vụ nào tôi cũng trồng ngô. Nhưng năm nay, tôi chuyển sang trồng khoai lang.

Vụ đông xuân vừa rồi, tôi chỉ xuống giống khoảng 2 sào khoai, nhờ năng suất cao, đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định nên sau khi trừ chi phí làm đất, mua phân bón, thuốc trừ sâu... tôi cũng có thu nhập trên 20 triệu đồng. Riêng vụ hè thu này, tôi xuống giống toàn bộ 7 sào khoai lang. Nếu mưa thuận gió hòa, giá bán không biến động mạnh thì khả năng thu ruộng khoai của mang lại cho tôi 70-80 triệu đồng”.

Không riêng gì các hộ trông rau xanh, đậu đỗ, khoai lang mà các hộ trông các cây nông nghiệp chủ lực như lúa, ngô… trên địa bàn xã Nâm N’đir sau mỗi vụ sản xuất đều có thu nhập khá cao.

Để giúp nông dân phát triển sản xuất, thời gian qua, chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với ngành nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đại bộ phận nông dân nhằm giúp họ triển khai những mô hình chuyên canh, luân canh, xen canh cây trồng cạn mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, toàn xã có 300 ha đất màu sản xuất theo phương thức luân canh, gối vụ, tập trung nhiều nhất ở thôn Nam Thanh, Nam Phong… bình quân mỗi năm 1 ha đất cho nhà nông mức thu nhập hơn 70-80 triệu đồng. Có nhiều hộ đầu tư, thâm canh tốt, thu nhập trên 100 triệu đồng.

Trước nhu cầu sản xuất của người dân và với chủ trương giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, những năm vừa qua, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, địa phương tiến hành kéo đầu tư các công trình điện lưới, xây dựng kiên cố hóa thủy lợi nội đồng, đường vào khu sản xuất… Nhờ đó, đến nay, diện tích đất màu được đảm bảo nước tưới đã được nâng lên đáng kể.

Trong thời gian tới, để đảm bảo việc cung ứng nước tưới cho những diện tích đất màu còn lại, xã sẽ huy động nguồn lực từ nhân dân để đầu tư thêm các công trình thủy lợi nhỏ, các kênh nhánh dẫn đến vùng sản xuất…

Như vậy, một khi chủ động nguồn nước, mạnh dạn áp dụng các kiến thức khoa học vào sản xuất thì chắc chắn năng suất các loại cây trồng cạn tăng mạnh, từ đó đời sống người dân sẽ được nâng cao và tạo tiền đề cho tiến trình Xây dựng nông thôn mới của địa phương đạt kết quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

05/08/2014
Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.

25/07/2014
Nuôi Cá Bớp Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Bớp Cho Thu Nhập Cao

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).

05/08/2014
Giải Pháp Giúp Người Trồng Mía Hưởng Lợi Giải Pháp Giúp Người Trồng Mía Hưởng Lợi

Làm thế nào để nâng thu nhập cho người nông dân trồng mía thông qua các giải pháp giảm chi phí sản xuất mía là chủ đề trọng tâm của Hội thảo quốc tế nông nghiệp lần thứ II do Thành Thành Công tổ chức ngày 14-7 tại TP. Hồ Chí Minh.

25/07/2014
Vượt Vượt "Rào Cản" Trong Xuất Khẩu Thủy Sản

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cùng sự áp đặt ngày càng khắt khe của đối tác thông qua các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá... đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản những tháng cuối năm.

05/08/2014