Nam Định chính thức công bố có dịch cúm gia cầm H5N6

Người nuôi gia cầm ở xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, lo lắng khi xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6 tại địa phương.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định yêu cầu các huyện Vụ Bản, Trực Ninh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y;
Đồng thời nhanh chóng bao vây, dập tắt dịch, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Các xã Hiển Khánh, Trực Phú thành lập các chốt gác kiểm dịch; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn xã; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và các khu vực xung quanh ổ dịch.
Các địa phương trong tỉnh, nhất là những xã, phường, thị trấn ở gần vùng dịch giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, từ ngày 1-10/10 đã phát hiện tại bốn hộ chăn nuôi (gồm một hộ ở xã Hiển Khánh và ba hộ ở xã Trực Phú) có trên 3.300 con gia cầm có hiện tượng ốm, chết bất thường.
Chi cục Thú y tỉnh Nam Định đã lấy mẫu bệnh phẩm tại các ổ dịch gửi đi xét nghiệm. Kết quả, Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương xác định, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6.
Đây là lần đầu tiên chủng virus cúm A/H5N6 xuất hiện trên địa bàn Nam Định. Hiện toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được các cơ quan chức năng địa phương tiêu hủy theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.

Tới ngã ba Liên Khương (Đức Trọng) còn phải đi thêm một đoạn đường hơn 10km mới đến trang trại của các anh Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Phú Quốc. Con đường dẫn vào trang trại được trải nhựa phẳng, hai bên là vườn cà phê đang chín.

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.