Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm Đắt Hàng

Nấm Đắt Hàng
Ngày đăng: 09/02/2015

Những ngày giáp tết, không khí tại các cơ sở kinh doanh nấm trên địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) rất nhộn nhịp.

Có mặt tại cở sở nấm Đoàn Kết (xóm Sơn Thành, xã Nam Thành) không khó để nhận ra niềm vui phơi phới hiện trên ánh mắt của mọi người.

Bởi dịp này, lượng người mua đã tăng đột biến, nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn tới tấp bay về: “Lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng nấm. Thị trường có lúc lên, lúc xuống nên mình phải chủ động để nguồn hàng không bị ứ đọng.

Chúng tôi tự tin sẽ thắng lớn vụ tết, dự kiến gia đình sẽ thu về từ 80 – 90 triệu đồng ”, anh Nguyễn Thọ Hạnh, chủ cơ sở nấm Đoàn Kết, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Thành hồ hởi cho biết.

Trang trại nấm vận hành theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Lê Văn Hạnh, xóm 12, xã Sơn, dù đi vào hoạt động chưa lâu nhưng cơ sở này đã bước đầu tạo được tiếng vang, trở thành điểm đến đáng tin cậy của người tiêu dùng.

Với diện tích trên 3.000 m2, ông Hạnh quyết định xây dựng 5 gian trồng nấm bằng hình thức khép kín, hoạt động dựa trên dây chuyền công nghệ cao, bình quân mỗi ngày trang trại cung cấp ra thị trường trên 2 tạ nấm rơm (25-30.000đ/kg) và mộc nhĩ (100.000đ/kg)…

Dịp tết này, gia đình dự kiến sẽ xuất xưởng khoảng 23 tấn nấm, bao gồm 10 tấn mộc nhĩ tươi, 12 tấn nấm sò (sò trắng và sò xám) và khoảng 1 tạ nấm linh chi. Theo ông Hạnh, nếu không có biến động gì quá lớn, trừ tất cả chi phí, gia đình ông bỏ túi khoảng 100 triệu đồng.

Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thành có hàng trăm hộ tham gia trồng nấm, trong đó có 87 hộ đầu tư lán trại bài bản, đúng quy trình kỹ thuật...


Có thể bạn quan tâm

Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

21/10/2014
Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

21/10/2014
Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

21/10/2014
Vươn Lên Nhờ Cam Sành Vươn Lên Nhờ Cam Sành

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.

21/10/2014
Một Chặng Đường Nỗ Lực Cho Kinh Tế Tập Thể Một Chặng Đường Nỗ Lực Cho Kinh Tế Tập Thể

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.

21/10/2014