Năm 2020, diện tích nuôi cá tra đạt 1.430 ha

Tỉnh cũng thực hiện xây dựng vùng chuyên canh nuôi cá tra có liên kết tiêu thụ tại các huyện này, đồng thời, ứng dụng nghiên cứu khoa học vào sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất giống, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, xây dựng, hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá tra giúp ương nuôi giống đạt chất lượng. Tỉnh cũng mở rộng thêm các trại giống đã có, xây dựng thêm các trại mới, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến.
Phấn đấu trong giai đoạn 2017 - 2020, có ít nhất 5 - 10 trại sản xuất giống quy mô vừa và lớn (ngoài Trung tâm Giống thủy sản) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn tiên tiến như: GlobalGAP, ASC… Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô. Sau năm 2015, sẽ hoàn thiện hệ thống sản xuất giống từ vệ tinh đến các cơ sở sản xuất giống tư nhân, loại bỏ dần các cơ sở ương, sản xuất giống không đạt chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg