Năm 2015 trà Vinh đạt sản lượng lương thực cao nhất từ trước đến nay

Theo đánh giá tại hội nghị, để thực hiện đạt và vượt kế hoạch trong vụ lúa 2015, ngành Nông nghiệp đã triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, tập trung mở rộng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu, mô hình cánh đồng lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất… Qua đó, đã xây dựng được 27 điểm về cánh đồng lớn, diện tích 4.327ha, có 4.236 hộ tham gia. Trong 237.320ha diện tích gieo trồng lúa, có trên 51,33% diện tích sản xuất lúa chất lượng cao và hỗ trợ giống thực hiện hơn 19.377ha lúa chất lượng cao. Trong công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân phòng, trừ sâu bệnh, đã mở được 130 cuộc, có 1.676 nông dân tham dự, ngoài ra các công ty thuốc đã tổ chức 55 cuộc thăm đồng tại 34 xã, với 1.600 người tham gia; phát hành 41 thông báo vận động nông dân phòng trừ sâu bệnh trên diện tích gần 10.000ha…
Để tập trung chỉ đạo việc xuống giống các vụ lúa trong năm 2016 đạt hiệu quả cao về diện tích, năng suất và sản lượng, Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư…cùng với các địa phương chỉ đạo xuống giống theo lịch thời vụ, đồng loạt từng cánh đồng, từng vùng. Sử dụng giống xác nhận trong sản xuất, các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; thường xuyên tăng cường đưa cán bộ kỹ thuật bám địa bàn, hướng dẫn nông dân phòng, trừ sâu bệnh, quản lý đồng ruộng tốt. Trong liên kết sản xuất, phối hợp với Công ty Lương thực tỉnh, các cơ sở, hợp tác xã sản xuất và cung ứng lúa giống nhằm hướng đến việc bao tiêu sản phẩm, đầu tư đầu vào cho nông dân…Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, giống, cây trồng…
Về lịch thời vụ: vụ lúa thu-đông, mùa 2015 - 2016, khung lịch thời vụ xuống giống 02 đợt: từ ngày 10/8 - 25/8/2015 và từ ngày 10/9 - 25/9/2015; vụ đông-xuân 2016, khung lịch thời vụ xuống giống 02 đợt: từ ngày 05/11 - 05/12/2015 và từ ngày 10/12 - 12/12/2015; vụ hè-thu 2016 xuống giống 02 đợt: từ ngày 05/4 - 15/5/2016 và từ ngày 01/5 - 15/5/2016.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.

Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.