Năm 2015, Nghệ An Phấn Đấu Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 45.500 Tấn

Sáng 9/1, tại Diễn Châu, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015. Đồng chí Trần Hữu Tiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.
Năm 2014, mặc dù có nhiều khó khăn cả về thời tiết, cơ sở hạ tầng bất cập, sự biến động của thị trường, nhưng với những nỗ lực và giải pháp hiệu quả, các chỉ tiêu sản xuất của ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 45 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi ngọt đạt trên 3.500 tấn, sản lượng nuôi mặn lợ đạt gần10 nghìn tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 23.500 tấn... Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt khoảng 1.950 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị, sau khi nghe ý kiến thảo luận của các địa phương, đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nêu rõ bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2014, ngành vẫn còn một số tồn tại, bất cập như tình trạng thiếu giống đảm bảo chất lượng vào thời điểm chính vụ vẫn còn xảy ra, cơ sở hạ tầng vùng nuôi còn nhiều bất cập, công tác quản lý vật tư đầu vào có lúc chưa chặt chẽ...
Để đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 45.500 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 22.400 tấn, sản lượng tôm post sản xuất 1.200 triệu con... các địa phương và ngành liên quan cần tập trung rút kinh nghiệm, khắc phục các khó khăn, bất cập còn tồn tại.
Đẩy mạnh công tác chỉ đạo sản xuất, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời, sát với thực tiễn; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính sách thủy sản nhằm phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý con giống, kiểm tra kiểm soát vật tư đầu vào, vấn đề môi trường và tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm cho nuôi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.

Trước thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1 có khả năng bùng phát và lây lan nhanh, cùng với đó, vi rút cúm H7N9, người tiêu dùng e ngại khi mua gia cầm và thịt gia cầm tại các chợ. Nhiều bà nội trợ ưu tiên chọn mua hàng tại chợ thực phẩm tươi sống Lifsap hoặc các vùng chăn nuôi an toàn.

Theo đó, kết quả điều tra 146 hộ trồng cà phê có hội chứng vàng lá tại các khu vực Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc của Lâm Đồng cho thấy: 93,8% hộ nông dân tự sản xuất giống để trồng, 5,8% mua ngoài thị trường và chỉ có 0,4% mua giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín.

Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) đã chuẩn bị gần 10 vạn cây giống nuôi cấy mô, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước, đáp ứng nhu cầu xuống giống vụ xuân.

Do làm tốt công tác kiểm dịch, bảo đảm an toàn cho vật nuôi nên thời điểm này, người chăn nuôi ở Bắc Giang tiêu thụ gia cầm dễ dàng hơn.