Năm 2015, Nghệ An Phấn Đấu Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 45.500 Tấn

Sáng 9/1, tại Diễn Châu, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015. Đồng chí Trần Hữu Tiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.
Năm 2014, mặc dù có nhiều khó khăn cả về thời tiết, cơ sở hạ tầng bất cập, sự biến động của thị trường, nhưng với những nỗ lực và giải pháp hiệu quả, các chỉ tiêu sản xuất của ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 45 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi ngọt đạt trên 3.500 tấn, sản lượng nuôi mặn lợ đạt gần10 nghìn tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 23.500 tấn... Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt khoảng 1.950 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị, sau khi nghe ý kiến thảo luận của các địa phương, đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nêu rõ bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2014, ngành vẫn còn một số tồn tại, bất cập như tình trạng thiếu giống đảm bảo chất lượng vào thời điểm chính vụ vẫn còn xảy ra, cơ sở hạ tầng vùng nuôi còn nhiều bất cập, công tác quản lý vật tư đầu vào có lúc chưa chặt chẽ...
Để đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 45.500 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 22.400 tấn, sản lượng tôm post sản xuất 1.200 triệu con... các địa phương và ngành liên quan cần tập trung rút kinh nghiệm, khắc phục các khó khăn, bất cập còn tồn tại.
Đẩy mạnh công tác chỉ đạo sản xuất, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời, sát với thực tiễn; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính sách thủy sản nhằm phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý con giống, kiểm tra kiểm soát vật tư đầu vào, vấn đề môi trường và tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm cho nuôi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.