Năm 2015, Hạ Hòa Phấn Đấu Trồng 16.000 Cây Phân Tán Và 10ha Rừng

Vừa qua, huyện Hạ Hòa tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ phát động, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt trồng cây phân tán, trồng rừng, trồng cây xanh đô thị để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên các khu rừng cảnh quan, rừng sinh thái, góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, đồng thời bảo vệ, cải thiện môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Năm 2015 huyện Hạ Hòa phấn đấu trồng mới 16.000 cây phân tán và 10ha rừng.
Có thể bạn quan tâm

Hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các hộ. Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây có quả đạt 80,2%. Riêng ở xã É Tòng và Mường Bám, mỗi hộ đã thu từ 9 - 16 tấn quả tươi, trị giá từ 7,2 - 13 triệu đồng/hộ.

Là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm luôn ở tốp đầu cả nước, những năm qua, công tác phát triển chăn nuôi của Hà Nội luôn được quan tâm với nhiều chương trình, đề án được triển khai.

Trong những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) xã Cát Minh (huyện Phù Cát) đã không ngừng củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp hội viên nông dân (HVND), đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và đã đạt được kết quả tích cực.

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm vì chạy theo lợi nhuận đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Để khẳng định uy tín thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ để cho ra những loại nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng.

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.