Năm 2015 Bà Rịa Vũng Tàu Phấn Đấu Đạt Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản 297.000 Tấn

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trong năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 296.350 tấn, vượt 0,5% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2013. Bà con ngư dân thực hiện đóng mới 101 chiếc tàu cá, đưa tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.276 chiếc, tổng công suất 1.040.325CV (trong đó có 5.887 chiếc tàu khai thác và 47 tàu làm dịch vụ nghề cá). Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 109 tổ đội đoàn kết trên biển.
Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 101 chiếc tàu vỏ gỗ đóng mới, nâng số lượng tàu lên 6.276 chiếc.
Theo Sở NN-PTNT, năm 2015, tỉnh sẽ triển khai chương trình đóng mới tàu vỏ thép, công suất lớn với trang bị đồng bộ về thiết bị hàng hải, thông tin và các thiết bị chuyên ngành, khuyến khích ngư dân khai thác hải sản ở ngư trường xa bờ có giá trị kinh tế cao, sản lượng khai thác phấn đấu đạt 297.000 tấn, tăng 0,2% so với năm 2014. Đồng thời, giảm dần và tiến tới ổn định sản lượng khai thác hải sản ở vùng gần bờ, khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.