Năm 2014 Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Sản Xuất Gần 1.000 Ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.
Trong đó, vụ Đông Xuân 2013- 2014 sản xuất được 309ha, có 340 hộ tham gia, bà con được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh hỗ trợ trên 23 tấn lúa giống xác nhận gồm: OM 5451, OM 6976 và OM 4900.
Đồng thời, bà con được hướng dẫn kỹ thuật quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ quy trình “3 giảm- 3 tăng”, “1 phải- 5 giảm” nên lúa sinh trưởng tốt, đồng đều, sâu bệnh được khống chế. Hiện nay, các trà lúa trên cánh đồng mẫu lớn xã Đông Thạnh đang ở giai đoạn chín, bà con sắp thu hoạch, hứa hẹn một mùa bội thu.
Đây là năm thứ 3 TX Bình Minh duy trì và từng bước nhân rộng diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Riêng trong năm 2013, thị xã đã sản xuất được trên 738ha ở 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông tại 2 ấp Thạnh An và Thạnh Hòa (xã Đông Thạnh).
Trung bình lợi nhuận sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn khoảng 3,7 triệu đồng/ha/năm so với lợi nhuận sản xuất ngoài mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Hiệp (sinh năm 1979, xã An Phước, huyện Long Thành - Đồng Nai) được biết đến như một người “mê” làm giàu và có nhiều sáng kiến để phát triển kinh tế.

Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học. Hội thảo đánh giá thực trạng chăn nuôi trên đệm lót sinh học do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tổ chức ngày 27-11-2014 đã phân tích rõ mặt được và chưa được của mô hình.

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.