Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.
Đối với khai thác, huyện tăng cường quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm bảo đảm an toàn cho tàu đi biển gắn với thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển. Triển khai tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá công suất lớn.
Đến nay, toàn huyện có 102 tàu công suất lớn từ 90 CV trở lên chuyên khai thác khơi xa và vùng lãnh hải giáp ranh Việt Nam-Trung Quốc với những chuyến bám biển dài ngày, hiệu quả kinh tế khá cao. Đối với nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích 1.910 ha, trong đó có 1.351 ha nuôi nước lợ, còn lại là nước ngọt và nước mặn, UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối tượng thu thường xuyên, nuôi cá rô phi cuối vụ ở một số ao đầm bảo đảm ăn chắc trong mùa mưa, bão.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp và thoát nước đầu mối xã Hoằng Châu; nâng cấp đê bao, hệ thống cấp và thoát nước vùng nuôi thủy sản xã Hoằng Phong bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Trước mắt, UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã vùng ven biển tăng cường tuyên truyền cho chủ ao đồng chuẩn bị tốt các điều kiện như cải tạo ao nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật; làm tốt công tác quản lý chất lượng con giống; bảo vệ môi trường nuôi... để sau Tết Giáp Ngọ thả tôm nuôi vụ xuân - hè năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa Đông xuân năm nay ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng, nông dân sẽ đối mặt với những khó khăn về thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn. Do đó ngoài áp dụng thật tốt kỹ thuật canh tác, bà con cần chủ động tìm nguồn giống thích hợp có chất lượng để gieo sạ.

Hiện giá gà tam hoàng thương lái mua tại trại của người chăn nuôi trong tỉnhĐồng Nai là 39-41 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3 ngàn đồng/kg so với cách đây 4 ngày. Với giá gà tam hoàng như hiện nay, đa số người chăn nuôi huề vốn, chỉ những trại lớn tự trộn thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ hao hụt đàn thấp mới có lời chút đỉnh.

Dừa bán lẻ tại các chợ, hay quán nước có giá cao hơn 15.000-20.000 đồng/chục. Giá dừa tăng, nhiều nhà vườn ở Châu Thành A (Hậu Giang) đang có xu hướng cải tạo vườn tạp trồng dừa. Đến nay, Châu Thành A đã có 395ha dừa các loại như: dừa, xiêm lùn, dừa ta, dừa tam quan,… tăng gần 50ha so với năm 2013.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.