Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi

Sáng 17.11, Sở NN&PTNT tổ chức tổng kết sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản năm 2014, định hướng kế hoạch năm 2015, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.
Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.
Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.
Năm 2014 là năm được mùa nhất từ trước tới nay. Tuy diện tích một số loại cây trồng giảm, nhưng năng suất, sản lượng đều tăng so với năm 2013 và vượt kế hoạch 2014. Đặc biệt, năng suất lúa của vụ đông xuân đạt cao nhất từ trước tới nay với 59,2 tạ/ha.
Có được thắng lợi trên là nhờ là việc sử dụng giống chất lượng và cơ cấu mùa vụ hợp lý. Đồng thời, ngành nông nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng không chủ động được nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng cạn ngắn ngày.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, đàn bò lai đã mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tỉ lệ bò lai chiếm 55,5%, tăng 0,6% so với năm 2013.
Năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt sản lượng lương thực 479.700 tấn, năng suất bình quân 57,3 tạ/ha. Riêng vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo sạ 38.604 ha, phấn đấu đạt sản lượng trên 227.764 tấn, năng suất đạt 59,0 tạ/ha.
Lịch thời vụ xuống giống đại trà tập trung từ ngày 25.12.2014- 10.1.2015. Giống chủ lực : ĐV108, KD đột biến, Hoa ưu 109, OM 4568, ĐH 99-81, ĐH 815-6, SH2 (XT27), Nàng Hoa 9, OM6976, HT1, PC6, TH6, QNT1, TBR 45; lúa lai: Nhị ưu 838, B-TE1, TH3-3, SYN6. Giống lúa bổ sung: Lúa thuần: AS.996, Q.Nam1, Q5, ĐT34. Lúa lai: PAC 807. Giống lúa có triển vọng sản xuất thử: Lúa thuần: VN121, DT45, VTNA2, Hoa Khôi 4, XT28, RVT, VS1, OM4900, MT18cs, KD28, lúa nếp ĐT 52; lúa lai: Xuyên Hương 178.
Trong điều kiện thời tiết ít mưa như hiện nay khả năng hạn hán là rất lớn nên Sở khuyến cáo nông dân phải có ý thức tiết kiệm nước. Ở các chân ruộng cao, miền núi tùy điều kiện cụ thể có thể xuống giống sớm để hạn chế khô hạn cuối vụ.
Sở cũng yêu cầu các địa phương tuyên truyền, tổ chức ra quân diệt chuột, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ để hạn chế chuột gây hại vụ mùa vì năm nay lũ lụt ít xảy ra nên chuột sẽ sinh sôi nhiều.
Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201411/nam-2014-nong-nghiep-quang-ngai-gianh-nhieu-thang-loi-2352417/
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.