Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam

Thống kê NK tôm vào Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy, khối lượng NK tôm vào nước này tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên, NK từ Việt Nam tăng tới 50,2%. 9 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc NK 44.418 tấn tôm các loại, trị giá 407,4 triệu USD, tăng 6,4% về khối lượng và 44,5% về giá trị.
XK tôm Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm mạnh đã giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần tăng từ 33% lên 44%.
Ngoài ra, NK tôm Thái Lan vào thị trường này cũng giảm mạnh (-39%) cũng tạo thuận lợi cho tôm Việt Nam.
Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.
Hàn Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng giá XK tôm. XK tôm sang thị trường này năm nay tính 9 tháng đầu năm 2014 tăng 84,8%, và chỉ đứng sau EU về tốc độ tăng trưởng.
Tính đến hết tháng 9, XK tôm chân trắng sang Hàn Quốc gấp đôi giá trị so với XK tôm sú sang thị trường này, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi XK tôm sú lại giảm 2,8%.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1017_38782/Nam-2014-Han-Quoc-tang-manh-nhap-khau-tom-Viet-Nam.htm
Có thể bạn quan tâm

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.