Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam

Thống kê NK tôm vào Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy, khối lượng NK tôm vào nước này tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên, NK từ Việt Nam tăng tới 50,2%. 9 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc NK 44.418 tấn tôm các loại, trị giá 407,4 triệu USD, tăng 6,4% về khối lượng và 44,5% về giá trị.
XK tôm Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm mạnh đã giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần tăng từ 33% lên 44%.
Ngoài ra, NK tôm Thái Lan vào thị trường này cũng giảm mạnh (-39%) cũng tạo thuận lợi cho tôm Việt Nam.
Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.
Hàn Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng giá XK tôm. XK tôm sang thị trường này năm nay tính 9 tháng đầu năm 2014 tăng 84,8%, và chỉ đứng sau EU về tốc độ tăng trưởng.
Tính đến hết tháng 9, XK tôm chân trắng sang Hàn Quốc gấp đôi giá trị so với XK tôm sú sang thị trường này, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi XK tôm sú lại giảm 2,8%.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1017_38782/Nam-2014-Han-Quoc-tang-manh-nhap-khau-tom-Viet-Nam.htm
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 544,8 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.