Na Rì (Bắc Kạn) Phát Triển Đàn Gia Súc

Trong những năm gần đây, huyện Na Rì (Bắc Kạn) phát triển khá mạnh về chăn nuôi đại gia súc, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống cho người dân.
Ông Nguyễn Hữu Bân ở thôn Nà Đán là một trong những hộ dân có số lượng đàn trâu lớn nhất xã Quang Phong với tổng đàn 25 con.
Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.
Theo kinh nghiệm gia đình ông Bân: Muốn chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế thì phải biếp áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, duy trì tỷ lệ trâu sinh sản một cách hợp lý, tiêm phòng vác xin định kỳ cho đàn gia súc.
Do biết cách chủ động phòng, chống dịch bệnh và chuẩn bị thức ăn đày đủ thức ăn khô dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông nên đàn trâu của gia đình ông Bân đều khỏe mạnh, sinh sản nhanh và ít dịch bệnh.
Tại thôn Lũng Tao, xã Đổng Xá, gia đình ông Triệu Văn Nhân dân tộc Dao cũng là hộ gia đình có truyền thống chăn nuôi trâu, bò mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định. Hằng năm, gia đình ông có thu nhập vài chục triệu đồng từ bán trâu, bò. Ông Nhân chia sẻ: Do điều kiện đất đồi ở đây tương đối thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò theo đàn. Vào thời điểm mà bà con nông dân cấy lúa và gieo trồng trên nương bãi thì gia đình cắt cử người ra để chăn dắt, khi thu hoạch xong thì trâu bò lại được thả đi ăn.
Để bảo vệ đàn gia súc, gia đình ông đã tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin phòng chống dịch bệnh theo định kỳ và chủ động tích trữ rơm sau thu hoạch lúa để làm thức ăn khô cho đàn gia súc vào mùa khan hiếm thức ăn; bên cạnh đó, mùa đông khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, phải 9 - 10 giờ sương tan thì đàn trâu bò mới được thả ra và đến khoảng 4 giờ chiều dồn đàn gia súc về chuồng đã được che chắn cẩn thận.
Với những lợi thế từ điều kiện tự nhiên, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật của ngành nông nghiệp chăn nuôi gia súc ở Na Rì trong những năm gần đây được được quan tâm đầu tư và phát triển, sản phẩm từ chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình. Năm 2014 đàn gia súc tăng đáng kể.
Qua tổng kết, đánh giá công tác chăn nuôi toàn huyện trong năm 2014 cho thấy, tổng đàn trâu của toàn huyện trong năm là 10.474 con, tăng 1.838 con so cùng kỳ năm ngoái, tổng đàn bò trong năm 1.160 con, tăng 478 con, ngựa là 1.024 con, tăng 264 con, so năm trước, đàn dê 1.861 con tăng hơn 600 con; đặc biệt trong năm 2014 đàn lợn và đàn gia cầm tăng đột biến với số lượng đàn lợn hơn 39.000 con tăng hơn 12.000 con so kế hoạch, đàn gia cầm hơn 500.000 con, tăng 162.000 con.
Kết quả trên có được là nhờ huyện luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi. Cụ thể, huyện đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế, trong đó có chăn nuôi. Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo việc duy trì diện tích cỏ tự nhiên hiện có, khuyến khích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi…
Với đàn trâu, bò, ngựa hiện có đã đảm bảo sức kéo, sức thồ và cung cấp nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời là nguồn tài sản có giá trị của nhân dân, để phân chia, hỗ trợ con cái đi học, trang trải trong gia đình. Thấy rõ lợi ích từ việc chăn nuôi gia súc, nhân dân địa phương đang tích cực đầu tư nguồn vốn để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, việc đảm bảo nguồn thức ăn, tiêm phòng vác xin để phòng chống dịch bệnh, phòng chống cho trâu, bò… được bà con chú trọng. Nhờ vậy mà đàn gia súc đều khỏe mạnh, sinh sản nhanh, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Long Thị Thịnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Rì cho biết: Đã nhiều năm, tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn huyện chưa bao giờ tăng như năm nay, và đó là tín hiệu mừng. Song, để đàn gia súc phát triển ổn định, bền vững, cùng với việc vận động người dân duy trì, mở rộng quy mô chăn nuôi, thì công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cần được thực hiện tốt.
Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://www.baobackan.org.vn/channel/1121/201412/na-ri-phat-trien-dan-gia-suc-2358488/
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.