Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Ra Mắt Trang Trại Nuôi Bò Sữa Hiện Đại

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.
Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc Diệp Kỉnh Tân cho biết, trang trại dành nuôi bò sữa được đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài theo tiêu chuẩn của Hà Lan và bò cũng nhập trực tiếp từ Hà Lan về. Quy mô trang trại là 200 con bò sữa, trước mắt đơn vị sẽ nhập khẩu bò trong giai đoạn 1 là 100 con, dự kiến ngày 01 tháng 3, bò sẽ đưa về tới trang trại.
Riêng về thiết bị phục vụ trong việc chăn nuôi bò tất cả đều được tự động hóa như máy cào phân, máy lọc không khí, máy vắt sữa và ống chuyền sữa sẽ tự động chuyển sữa trực tiếp vào bình chứa sữa bảo quản lạnh. Còn nguồn thức ăn cho bò, đơn vị dành hẳn diện tích 8ha đất để trồng các loại cỏ trong và ngoài nước, kể cả bắp để cho bò ăn.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguồn thức ăn tươi mới, chất lượng, đơn vị đã gắn các thiết bị phun tưới tự động theo công nghệ phun tưới rau màu của Đà Lạt. Hướng chăn nuôi của đơn vị là vừa thu sữa bán cho các công ty sữa đã được ký kết. Qua đó, sẽ mở dịch vụ gieo tinh cho khu vực lân cận, kể cả dịch vụ thú y toàn tỉnh và thu gom sữa, tạo việc làm cho lao động nông thôn, ký kết chuyển giao công nghệ cũng như thu mua cỏ của bà con nông dân tại địa phương.
Phấn khởi khi huyện có trang trại chăn nuôi bò sữa, tạo bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên Lương Minh Quyết chia sẻ, con bò sữa cũng là một trong những vật nuôi huyện rất quan tâm phát triển và huyện cũng là đơn vị nằm trong vùng đề án bò sữa của tỉnh.
Do vậy, đàn bò sữa được nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại sẽ tạo khâu đột phá mới cho người chăn nuôi bò, nhất là người dân nuôi nhỏ lẻ học hỏi được kinh nghiệm nuôi bò, nhằm đảm bảo chất lượng sữa và khâu chăm sóc bò toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua