Mỹ Gia Hạn Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Mặt Hàng Tôm Thêm 5 Năm

Phòng Thương Mại Mỹ (USDOC) cho rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá
Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng rằng sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil với lý do rằng nếu lệnh áp thuế được bãi bỏ thì có thể dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp tôm của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian có thể dự đoán trước.
Trước đó, ngày 7/12/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã đưa ra Quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hoàng hôn (Sunset Review). Theo đó đã kết luận rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Ecuador và Việt Nam có thể sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu chính thức nêu trên của ITC (tỉ lệ 5-1), DOC sẽ ban hành một Lệnh áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và thời hạn áp dụng là 5 năm./.
Trước đó, ngày 7/12/2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) đã đưa ra Quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hoàng hôn (Sunset Review). Theo đó đã kết luận rằng việc bãi bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Ecuador và Việt Nam có thể sẽ dẫn đến việc tái diễn hoặc tiếp tục hành vi bán phá giá.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu chính thức nêu trên của ITC (tỉ lệ 5-1), DOC sẽ ban hành một Lệnh áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil và thời hạn áp dụng là 5 năm./.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 7, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản đã có sự phục hồi, tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tình hình xuất khẩu nông sản vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Sau khi trừ chi phí, nhà vườn thu nhập mỗi công táo hồng đạt từ 30- 40 triệu đồng.

Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015-2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.

Thông tin này được công bố tại buổi họp báo do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức chiều ngày 6.8.

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại được khẳng định là ưu việt nhất hiện nay. Trong đó, liên kết "4 nhà": nhà nông- nhà nước- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp được coi là vấn đề mấu chốt nhất nhằm tạo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn.