Mỹ ban hành quy định mới với nhà cung cấp cá da trơn Việt Nam

Trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và các nhà xưởng chế biến đối với cả những nhà sản xuất trong và ngoài nước, hầu hết từ Việt Nam, nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất.
Những quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong hơn 18 tháng.
Theo đó cho phép các nhà cung cấp nước ngoài có thời gian để tiến hành những thay đổi cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Hiện cá da trơn là món thủy sản phổ biến thứ 6 ở Mỹ.
Các nhà sản xuất Mỹ đã cáo buộc Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm nước này (FDA) không chịu ngừng nhập khẩu cá da trơn chứa kháng sinh và các hóa chất bị cấm khác.
Các nhà sản xuất Mỹ cũng đã thuyết phục các nghị sỹ thông qua đạo luật cho phép thực thi chương trình giám sát cá da trơn mới -lần đầu tiên được đưa vào Luật Nông trại năm 2008 và được tái khẳng định trong năm 2014.
Các nhà sản xuất Việt Nam và các nhà thương lượng thương mại đã bày tỏ quan ngại rằng hoạt động nhập khẩu cá da trơn sẽ bị cấm cho tới khi các nhà sản xuất có thể đáp ứng những yêu cầu mới của USDA, đồng thời sẽ gây ra trở ngại lớn cho lĩnh vực xuất khẩu quan trọng.
Có thể bạn quan tâm

“Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu gia tăng và đáng báo động”.

Vụ ớt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thẳng thắn thừa nhận là mất mùa. Thất bát trong trồng trọt là điều khó tránh khỏi, nhất là vụ ớt đã gặp phải một mùa nắng nóng đỉnh điểm.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.