Mỹ Áp Thuế 32 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tôm Việt Nam

Có sáu doanh nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế suất 0%
Ngày 23/9, Luật sư Ngô Quang Thụy – Giám đốc Công ty Luật NT Trade Law, cho biết Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) vừa có phán quyết cuối cùng giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ theo quyết định sơ bộ đối với kỳ rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8).
Theo phán quyết của DOC, giai đoạn rà soát POR8 từ ngày 1-2-2012 đến 31-1-2013, có 32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. Hai bị đơn bắt buộc là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế chống bán phá giá 4,98% và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) chịu mức thuế cao nhất 9,75%. Mức thuế suất bình quân 6,37% được áp dụng cho khoảng 30 nhà xuất khẩu khác không được chọn làm bị đơn bắt buộc.
Luật sư Thụy cho hay trong đợt rà soát này, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.
May mắn là trong đợt này vẫn có 6 doanh nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế suất 0% do không có xuất hàng trong kỳ rà soát này. Cụ thể, công ty Seavina, Nhật Đức được hưởng mức thuế 0%; Cam Ranh Seafoods hưởng mức thuế 0.88% áp dụng đến tận tháng 9-2016 (chịu rà soát của kỳ 10, nếu có xuất hàng trong kỳ này). Còn 3 công ty còn lại là Bac Lieu Fisheries, Ngọc Sinh, Ngọc Trí hưởng mức thuế 0% được áp dụng đến tháng 9-2015 và chịu rà soát của kỳ 9.
Các mức thuế suất nêu trên sẽ có hiệu lực đối với hàng tôm đông lạnh nhập vào Mỹ vào đúng ngày hoặc sau ngày công bố quyết định trong Công Báo Liên Bang Mỹ, nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trong tuần tới. Sau khi quyết định được công bố, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thời hạn 30 ngày để khiếu nại quyết định của DOC ra Tòa Án Thương Mại Quốc Tế Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 4/6 ở Hà Nội cho biết, nước ta đã khống chế thành công dịch bệnh trên gia súc gia cầm.

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.