Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mường Ảng Tập Trung Sản Xuất Vụ Mùa

Mường Ảng Tập Trung Sản Xuất Vụ Mùa
Ngày đăng: 20/06/2013

Với mục tiêu năng suất, sản lượng trong sản xuất lúa mùa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, huyện Mường Ảng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, vật tư phân bón và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích người dân tích cực sản xuất vụ mùa…

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay huyện Mường Ảng sẽ gieo cấy gần 1.400ha lúa, tập trung tại các xã: Ẳng Cang, Mường Lạn, Mường Đăng, Búng Lao, Xuân Lao, Ẳng Tở… Huyện chỉ đạo các địa phương ổn định cơ cấu giống lúa lai không vượt quá 30%, các giống lúa cấp I, lúa thuần chiếm 70% diện tích. Đối với các vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, như: Búng Lao, Ẳng Cang, Xuân Lao bà con sử dụng các giống lúa chất lượng (chiếm từ 40 - 45% cơ cấu giống).

Thực hiện chính sách hỗ trợ giống cho người dân sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, huyện tiến hành cung ứng đầy đủ 25% lượng giống vụ mùa trên toàn bộ diện tích gieo cấy, không để xảy ra tình trạng bà con gieo cấy các giống lúa cũ, như: Bao thai, CR203… hay các giống lúa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Các giống lúa trước khi đưa vào sản xuất được kiểm dịch chặt chẽ, xử lý sâu bệnh ngay từ khâu ngâm, ủ. Đối với diện tích sản xuất áp dụng biện pháp gieo thẳng khi chủ động được nguồn nước tưới tiêu thực hiện phun thuốc trừ cỏ theo đúng kỹ thuật.

Ngay từ đầu vụ, nông dân các xã, thị trấn đều được cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh đầu vụ. Ưu tiên hướng dẫn các biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng; sâu năn đầu vụ, tập đoàn rầy nhằm ngăn ngừa bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá. Đồng thời khuyến khích người dân tăng cường sử dụng nguồn phân bón hữu cơ kết hợp với phân vô cơ cân đối đảm bảo lượng NPK; đặc biệt là sử dụng phân chuồng vừa cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng vừa đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư.

Nhằm tránh tình trạng sâu năn xuất hiện và gây hại thường xảy ra trên trà lúa muộn, các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con tuân thủ đúng kỹ thuật sản xuất, từ khâu làm đất, ngâm ủ giống, làm mạ đến kỹ thuật gieo cấy đảm bảo tiến độ mùa vụ. Nghiêm cấm diện tích sản xuất lúa trà muộn gieo thẳng, vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

Dự báo sản xuất vụ mùa thường có mưa lớn và xuất hiện lũ quét, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cử cán bộ trực tiếp phụ trách các địa phương để chỉ đạo, kiểm tra sản xuất ngay từ đầu vụ, có kế hoạch dự phòng giống để kịp thời khắc phục thiên tai; chỉ đạo các xã vùng thấp xây dựng phương án phòng chống úng lụt cho lúa; khuyến cáo bà con chủ động kiểm tra đồng ruộng, phối hợp cùng cán bộ kỹ thuật các phòng chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh hại…

Sản xuất vụ mùa cũng là vụ sản xuất chính trong năm trên địa bàn huyện Mường Ảng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc chủ động trong sản xuất ngay từ đầu vụ sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

14/10/2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

14/10/2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

14/10/2014
"Cơn Lốc" Bỏ Cao Su, Trồng Sắn

Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.

14/10/2014
Không Nên Bán Cao Su Dưới 1.500 USD/tấn Không Nên Bán Cao Su Dưới 1.500 USD/tấn

Trong thông báo gửi cho giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) mới đây, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay hội viên và người trồng cao su Việt Nam đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên giảm xuống thấp hơn giá thành và đời sống nông dân cao su, người kinh doanh cao su đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

14/10/2014